Hướng dẫn làm đèn cù Trung Thu đơn giản tại nhà
Đèn cù Trung Thu là một trong những loại lồng đèn độc đáo với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên, với sự ra đời của các thiết bị công nghệ, giới trẻ đang dần lãng quên loại đèn này, vì vậy vấn đề lưu giữ và phát triển đèn cù cần được đặc biệt quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách làm đèn cù Trung Thu đơn giản tại nhà.
Mục lục
Nguồn gốc và ý nghĩa đèn cù Trung Thu
Sự tích của đèn cù Trung Thu
Có nhiều dị bản khác nhau về sự tích đèn cù Trung Thu, sau đây là dị bản được cho là gần nhất với sự ra đời của đèn. Tại ngôi làng nhỏ có một chàng trai nghèo thầm thương trộm nhớ tiểu thư của một gia đình giàu có. Để được gặp mặt cô gái, chàng trai đã cầu xin ông bụt giúp mình. Bụt hiện lên và cho chàng trai một chiếc mặt nạ, bảo chàng đeo lên rồi sẽ có thể đi gặp người thương.
Theo lời bụt, chàng vui mừng đeo chiếc mặt nạ đến tìm cô gái. Nhưng cũng chính do chiếc mặt nạ mà cô gái không nhận ra chàng rồi bỏ đi. Chàng trai vô cùng buồn bã và đau lòng, chàng ngồi dưới một gốc cây to và khóc. Cảm thương cho chàng trai, những vì sao trên trời đã bay xuống, quấn quanh chiếc mặt nạ và biến nó thành chiếc đèn cù.
Từ đó, mỗi khi đến Tết Trung Thu, trẻ em trong vùng lại thắp đèn cù đẩy đi chơi. Đây dần trở thành một phong tục văn hóa của người Việt.
Ý nghĩa của đèn cù Trung Thu
Đèn cù có hình dạng chiếc nón, tượng trưng cho sự che chở, bảo bọc. Người ta quan niệm rằng đèn cù xua đuổi tà ma, mang đến bình an và may mắn. Đèn cù còn là biểu tượng cho ánh sáng, niềm tin và hy vọng. Ánh sáng đèn cù đẩy lùi mọi bóng tối, trở ngại để mang đến tương lai tươi sáng hơn cho mọi người.
Bên cạnh đó, đèn cù là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Làm đèn cù là một truyền thống lâu đời của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
Đèn cù Trung Thu là một món đồ chơi mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những cách chơi đèn cù phổ biến nhất ngay sau đây.
Hướng dẫn chơi đèn cù trung thu
Cách chơi đèn cù Trung Thu vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn đặt nến (nến thường hoặc nến điện) vào giữa chao đèn. Tiếp theo, bạn cầm chắc cán đèn, đặt phần bánh xe chạm đất rồi đẩy cho đèn xoay. Lúc này, ánh sáng chiếu xuống nền đất tạo nên những hình ảnh rất sinh động, bắt mắt.
Khi chơi đèn cù, bạn cần lưu ý đặt nến thẳng đứng, bánh xe cũng cần được đặt thăng bằng, vì nếu nến hoặc bánh xe nghiêng sẽ gây mất thăng bằng cho đèn. Bên cạnh đó, lực đẩy đèn cũng cần được điều chỉnh vừa phải, không quá mạnh cũng không quá nhẹ.
Các bạn có thể tổ chức những cuộc đua đèn cù cự li ngắn, cùng đẩy đèn xem ai về đích trước. Hoặc các bạn có thể thi xem ai chơi đèn cù quay lâu nhất, quay nhiều vòng nhất…
Đèn cù mang ý nghĩa sâu sắc, có lối chơi đơn giản, vậy để làm ra chiếc đù cù có đơn giản không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách làm đèn cù Trung Thu đơn giản tại nhà nhé!
Cách làm đèn cù trung thu đơn giản
Chuẩn bị dụng cụ
- Giấy bóng kính.
- Cán đèn.
- Nan tre.
- Các thanh gỗ nhỏ.
- Vòng bi.
- 2 tấm gỗ tròn.
- Máy khoan.
Các bước làm đèn cù
- Bước 1: Khoan 1 lỗ ở giữa tấm gỗ tròn rồi lắp vòng bi vào, gắn thanh gỗ nhỏ vào vòng bi để làm trục xoay đứng cho đèn.
- Bước 2: Khoan thêm 6 cặp lỗ trên viền tấm gỗ tròn vừa rồi, uốn cong nan tre và cắm cố định xen kẻ nhau tạo thành 6 khuôn dạng cánh hoa.
- Bước 3: Uốn tròn một nan tre khác và đặt vào theo chiều ngang để những cánh của đèn tỏa đều ra, sau đó dán giấy bóng kính vào từng cánh.
- Bước 4: Khoan 1 lỗ ở đầu cán đèn theo chiều ngang, gắn thanh gỗ làm trục ngang rồi gắn 1 miếng gỗ tròn làm bánh xe ở một bên trục.
- Bước 5: Tiếp tục khoan 1 lỗ theo trục đứng rồi gắn trục đứng của đèn vào và cố định lại.
- Bước 6: Dán giấy bóng kính lên các cánh đèn.
Khi bạn đẩy đèn, bánh xe xoay dẫn đến phần đế tròn của chao đèn xoay theo, ánh sáng xuyên qua các cánh đèn nhiều màu sắc tạo nên nhiều tia sáng lấp lánh và đẹp mắt.
Một số lưu ý khi làm đèn cù trung thu tại nhà
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bắt tay vào làm đèn cù trung thu tại nhà:
- Chọn vật liệu chất lượng: Để đèn cù có được sự bền bỉ và ổn định, bạn cần chọn loại gỗ chắc chắn, không giòn, mục. Giấy bóng kính phải là loại dày và có độ bóng tốt.
- Đảm bảo thực hiện kỹ lưỡng từng bước: Mọi công đoạn từ gia công gỗ, lắp vòng bi cho đến căng giấy bóng kính cần được thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo đèn cù thành phẩm trông đẹp mắt và hoạt động tốt.
- Đảm bảo độ cân bằng của bánh xe: Bánh xe chính là phần quan trọng nhất của đèn cù. Vì vậy, bạn cần liên tục kiểm tra độ cân bằng của bánh xe cho đến khi đèn cù được hoàn thành.
Với những chia sẻ chi tiết về cách làm đèn cù Trung Thu đơn giản tại nhà, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có trải nghiệm vui chơi tuyệt vời cùng với món đồ chơi truyền thống này. Bạn đừng quên giới thiệu đèn cù đến bạn bè, người thân để góp phần lữu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.