44

Đau xương chậu khi mang thai: 5 Nguyên nhân và Cách chữa trị mẹ bầu cần biết

Phạm Thị Huế 25/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Đau xương chậu khi mang thai là một triệu chứng phổ biến mà các mẹ bầu thường gặp. Vấn đề này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, đau nhức và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Tìm hiểu ngay nguyên nhân cũng như cách khắc phục cho mẹ bầu giảm đau qua nội dung sau nhé.

Đau xương chậu khi mang thai là gì?

Đau vùng xương chậu khi mang thai tình trạng mẹ bầu đau nhức ở phía trước hoặc ở phía sau vùng xương chậu. Cơn đau này có thể lan ra cả những khu vực xung quanh như hông và đùi khiến mẹ bầu đau đớn khó chịu và khó khăn trong việc đi lại.

Mẹ bầu có thể bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối, thậm chí kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tốt nhất cho mẹ và bé.

Đau xương chậu là tình trạng phổ biến
Đau xương chậu là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu thường gặp

Tại sao lại đau xương chậu khi mang thai?

Đau xương chậu khi mang thai không phải do nguyên nhân từ các bệnh lý khác gây ra. Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất hormone relaxin khiến các dây chằng ở vùng chậu giãn ra và trở nên mềm hơn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình chuẩn bị chuyển dạ sau này.

Khi hormone relaxin được tiết ra, các khớp ở khung chậu sẽ bị mất đi sự ổn định và chuyển động không đồng đều. Bên cạnh đó, thai nhi cũng dần phát triển lớn lên trong tử cung cùng với sự thay đổi trong tư thế đi đứng càng làm tăng thêm áp lực lên vùng khung chậu. Do đó phụ nữ sẽ cảm nhận được nhiều cơn đau ở xương chậu khi mang thai.

Ngoài nguyên nhân trên, việc mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai còn xuất phát từ:

  • Tăng cân làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là vùng xương chậu khiến bà bầu đau nhức hơn.
  • Chị em có chỉ số BMI cao, bị thừa cân hay béo phì trước khi có thai.
  • Chị em thiếu hụt canxi và vitamin D và không đủ để đáp ứng nhu cầu canxi cho thai nhi, do đó cơ thể sẽ đưa canxi từ xương để cung cấp cho em bé dẫn đến mẹ bị đau xương chậu.
  • Mẹ bầu mắc hội chứng tăng động khớp.
Mẹ bầu đau xương chậu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân
Mẹ bầu đau xương chậu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân

Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau xương chậu khi mang thai thông thường sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, cơn đau này sẽ khiến cho thai phụ cảm giác đau đớn, khó chịu và mệt mỏi. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của mẹ bầu.

Cơn đau xương chậu có thể hành hạ mẹ bầu với cường độ và tần suất tăng dần kèm theo đó là một số triệu chứng khác như chuột rút, chảy máu âm đạo hay rỉ nước ối. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan và cần thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm như trên.

Cách giảm đau xương chậu cho bà bầu

Mẹ bầu có thể tham khảo ngay những biện pháp khắc phục tình trạng bị hành hạ bởi cơn đau xương chậu khi mang thai dưới đây.

Chế độ ăn uống

Thai phụ cần phải bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ để có đủ canxi cung cấp cho bé. Đồng thời, mẹ nên ăn nhiều loại rau củ quả để cung cấp lượng vitamin và khoáng chất có lợi, tránh ăn những thực phẩm chiên rán dầu mỡ, cay nóng và những loại đồ uống có cồn,…

Mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau củ và quả giàu vitamin
Mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau củ và quả giàu vitamin

Thời gian nghỉ ngơi

Mẹ bầu rất cần thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn trong quá trình mang thai. Việc nghỉ ngơi đủ sẽ giúp vùng xương chậu cũng như dây chằng được tạm ngưng hoạt động để giảm đau hiệu quả.

Để ý tư thế

Trong quá trình mang thai, mẹ cần thường xuyên thay đổi các tư thế từ ngồi đến đứng và di chuyển. Mẹ lưu ý không ngồi cố định một chỗ quá lâu, không đi làm hay đứng nhiều mà cần kết hợp các tư thế để cân bằng các trọng lực lên đều cả hai chân.

Ngoài ra, để giảm áp lực đến xương chậu, mẹ hãy cố giữ cho 2 đầu gối không tách xa nhau, không khom lưng, tựa hoặc xoay người mang vác đồ vật bất kỳ ở một bên hông.

Vận động vừa phải

Thai phụ không hoạt động quá mức, tránh mang vác hoặc bưng bê vật nặng để giữ cho cơ thể áp lực vừa phải lên xương chậu. Bên cạnh đó, để giảm cơn đau xương chậu khi mang thai, bà bầu cũng cần tránh lên xuống cầu thang quá nhiều, dùng chân khỏe hơn để nhấc lên trước và leo từ từ từng bậc,…

Mẹ bầu nên hoạt động nhẹ nhàng như các bài tập yoga
Mẹ bầu nên hoạt động nhẹ nhàng như các bài tập yoga

Dùng đai hỗ trợ

Đai hỗ trợ là một dụng cụ giúp mẹ nâng bụng bầu làm giảm đau ở vùng xương chậu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước để lựa chọn được loại đai phù hợp so với tuổi thai. Điều này giúp hạn chế những tác động đến bé và làm giảm đau xương chậu hiệu quả.

Massage vùng bị đau

Để làm giảm đau xương chậu khi mang thai, mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng vị trí bị đau một cách thường xuyên. Một trong những cách massage hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng kèm theo massage là chườm ấm vào vùng đau ở xương chậu.

Cách chữa trị

Hiện nay, phương pháp an toàn giúp mẹ bầu điều trị cơn đau xương chậu khi mang thai là trị liệu thần kinh cột sống hay còn gọi là Chiropractic. Đây là phương pháp không cần dùng thuốc, không phải phẫu thuật được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn lành tính.

Bằng những thao tác nắn chỉnh chuyên nghiệp, nhẹ nhàng và uyển chuyển, các bác sĩ sẽ tiến hành tác động trực tiếp vào cột sống bị đau của mẹ bầu. Điều này giúp đưa các đốt sống bị sai lệch trở lại vị trí đúng ban đầu, làm giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó, mẹ bầu có thể giảm triệu chứng đau xương chậu thai kỳ.

Như vậy, đau xương chậu khi mang thai là một vấn đề mà đa số mẹ bầu thường gặp. Mặc dù triệu chứng này không gây nguy hiểm đến mẹ và bé nhưng có thể khiến mẹ mệt mỏi, đau nhức kéo dài. Vì vậy, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để nhận những lời khuyên khắc phục tình trạng này hiệu quả nhé.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế