98

Bầu ăn lá lốt được không? 6 Lợi ích khó tin từ lá lốt

Phạm Thị Huế 16/03/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Lá lốt là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Ngoài việc có thể chế biến thành rất nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng, lá lốt còn có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Thế nhưng bầu ăn lá lốt được không? Ăn lá lốt có ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và bé không? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt

Lá lốt là loại rau gia vị có nhiều công dụng tốt
Lá lốt là loại rau gia vị có nhiều công dụng tốt

Lá lốt là loại cây mềm, phát triển tốt ở những vùng ẩm thấp và thường được trồng làm rau gia vị hoặc trồng lấy thuốc. Trước khi trả lời cho câu hỏi có bầu ăn lá lốt được không hay bà bầu có được ăn lá lốt không, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có chứa trong 100g lá lốt nhé:

  • 39 Calo
  • 86,5g nước
  • 4,3g protein
  • 2,5g chất xơ
  • 260mg canxi
  • 980mg phốt pho
  • 4,1mg sắt
  • 34mg vitamin C

Ngoài ra, phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần thân, lá cây còn chứa alkaloid cùng beta – caryophylen.

>>>> Xem thêm: Bầu ăn măng tây được không? 5 Công dụng bất ngờ với bà bầu

Bà bầu ăn lá lốt được không?

Bầu được ăn lá lốt không?
Bầu được ăn lá lốt không?

Nếu các mẹ bầu đang thắc mắc mang bầu ăn lá lốt được không, thì câu trả lời là có. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm cùng khả năng chống viêm, bảo vệ gan, tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường,…Hoạt chất chống oxy hóa trong lá lốt cũng có công dụng trị ho, chữa chảy máu chân răng, giảm sưng viêm, đau đầu, đau nhức lưng,…hiệu quả.

Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? Với nhiều lợi ích như vậy, mẹ bầu trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được lá lốt mà không lo ảnh hưởng đến thai kỳ. Mùi thơm đặc trưng của lá lốt còn có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích thèm ăn và giảm tình trạng ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ. Ngoài ra, trong thời gian cho con bú nếu mẹ ăn lá lốt cũng hỗ trợ tăng tiết lượng sữa rất tốt.

Lợi ích khi bà bầu ăn lá lốt

Cải thiện & giảm nguy cơ táo bón

Lá lốt hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu
Lá lốt hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Lá lốt có công dụng giảm tình trạng táo bón rất hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ cần bổ sung thêm nhiều loại vitamin và các loại thực phẩm nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng. 

Điều này khiến mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể bổ sung lá lốt vào thực đơn hàng ngày.

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả

Bầu ăn lá lốt được không? Theo Đông y, lá lốt có tính ấm và hơi nồng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn chặn tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Mùi thơm đặc trưng của lá lốt cũng có thể kích thích vị giác, giúp mẹ ăn ngon miệng và bớt tình trạng ốm nghén hơn.

Tránh tình trạng chảy máu chân răng

Nhiều chị em phụ nữ thường gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai. Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu có thể bổ sung lá lốt vào thực đơn hàng ngày để cải thiện. Thành phần oxy hóa có trong mẹ lá lốt có khả năng giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai. 

Trị ho hiệu quả

Phụ nữ mang thai ăn lá lốt được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt để trị ho hiệu quả. Khi mang thai, mẹ bầu cần hạn chế việc sử dụng thuốc nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Thay vì dùng thuốc, mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt như một bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả.

Trị mụn, tàn nhang và nám da 

Trong lá lốt có một số hoạt chất giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn, giảm sưng viêm hiệu quả. Ngoài ra, các vitamin trong lá lốt dễ thẩm thấu giúp cân bằng độ pH trên da, từ đó thông thoáng lỗ chân lông và làm sáng đẹp da.

Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa

Bầu ăn lá lốt được không? Phụ nữ mang thai thường dễ gặp phải nguy cơ bị viêm nhiễm, gây nhiều khí hư và ngứa ngáy âm đạo. Dùng nước lá lốt đun sôi để nguội để vệ sinh vùng kín có thể hỗ trợ điều trị tình trạng này. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ. Đặc biệt đối với tình trạng bị viêm nhiễm nặng, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

>>>> Xem thêm: Bầu ăn củ đậu được không? 5 Lợi ích cho bà bầu 3 tháng đầu

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn lá lốt

Bà bầu có nên ăn lá lốt? Để lá lốt phát huy tối đa tác dụng và đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Mẹ bầu tuyệt đối không ăn lá lốt sống vì dễ nhiễm khuẩn do bụi bặm, vi khuẩn bám trên mặt lá. Chỉ ăn lá lốt đã được nấu chín kỹ.
  • Mỗi tuần chỉ ăn từ 1 – 2 bữa vì trong lá lốt có tính nhiệt, nếu ăn thường xuyên dễ gây tích tụ nhiệt trong cơ thể.
  • Với những mẹ bầu có tiền sử sảy thai thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn lá lốt.

>>>> Xem thêm: Có bầu ăn bí đỏ được không? Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều bí đỏ

Cách chế biến một vài món ngon từ lá lốt cho mẹ bầu

Sau khi đã biết câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn lá lốt được không, hãy cùng nhau tham khảo một số công thức chế biến món ngon từ lá lốt cho mẹ bầu:

Chả lá lốt

Chả lá lốt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu
Chả lá lốt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu

Nguyên liệu: Thịt nạc vai, mộc nhĩ, hành khô, lá lốt, gia vị (mắm, muối, dầu ăn,…)

Cách làm: 

  • Rửa sạch thịt, thái nhỏ và băm nhuyễn. Mộc nhĩ ngâm qua nước sôi cho nở đều, rửa lại với nước sạch sau đó băm nhuyễn. 
  • Trộn đều thịt cùng mộc nhĩ đã băm nhỏ, thêm muối và hạt nêm, hạt tiêu. Ướp trong vòng 10 – 15 phút.
  • Lá lốt chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu. Rửa sạch và để ráo nước. 
  • Dùng lá lốt cuốn nhân thịt. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu và đợi đến khi nóng già thì cho thịt cuốn lá lốt vào và chiên với lửa nhỏ. 
  • Nhớ chú ý lật chả để chín đều 2 mặt và không bị cháy khét.

Thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu: Thịt bò, lá lốt, tỏi băm, hành tây, gia vị (mắm, muối, dầu ăn,…).

Cách làm: 

  • Đầu tiên hãy sơ chế các nguyên liệu: Thái lát mỏng thịt bò; Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ; Tỏi băm nhỏ, hành tây cắt múi.
  • Ướp thịt cùng tỏi bằm nhuyễn và một số loại gia vị theo khẩu vị của gia đình bạn trong khoảng 10 phút. 
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu nóng già và phi thơm tỏi. Khi tỏi vàng đều, cho thịt bò đã ướp gia vị vào xào đến khi chín thì bỏ ra đĩa.
  • Thêm dầu vào chảo, đợi đến khi dầu sôi thì cho hành tây vào xào. Khi hành vừa chín tới cho thêm thịt bò, lá lốt vào đảo qua và tắt bếp.

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ bầu ăn lá lốt được không và mẹ bầu cần chú ý những gì khi ăn lá lốt. Đây là loại rau an toàn và nhiều công dụng với mẹ bầu, tuy nhiên cần ăn với lượng vừa phải.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế