53

Bà bầu ăn quýt được không? 8 lợi ích tuyệt vời với thai kỳ

Phạm Thị Huế 28/02/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Quýt là một loại trái cây quen thuộc, được người yêu thích bởi vị ngọt mát và hương thơm đặc trưng. Quýt cung cấp nhiều vitamin có lợi cho cơ thể, vậy bà bầu ăn quýt được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ấy trong bài viết dưới đây.

Khám phá dinh dưỡng có trong quả quýt

Quả quýt là một loại quả mọng nước, chứa hàm lượng vitamin C cao, lành tính dễ sử dụng với nhiều cách khác nhau. Quýt được coi là một loại quả thân thiện và tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, quýt còn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào đến từ sắt, vitamin B1, B6, B9 (axit folic), beta-carotene, kali…

Dinh dưỡng có trong quả quýt
Dinh dưỡng có trong quả quýt

Trong những bài thuốc dân gian, vỏ quýt còn được ứng dụng để trị ho, chữa cúm, long đờm, giảm đau… vô cùng hiệu quả và lành tính.

Có thể thấy, với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, quả quýt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng.

Mang thai và bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không?

Tuy quýt là một loại quả lành tính nhưng bà bầu vẫn cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể.

Quả quýt tuy có kích thước nhỏ nhưng chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất, do đó bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Việc thêm quýt vào chế độ ăn giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù 3 tháng đầu là giai đoạn mới hình thành, rất nhạy cảm, khi đó thai nhi còn chưa ổn định, nhưng bà bầu vẫn có thể ăn quýt với lượng vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phân biệt rõ việc ăn quýt tươi và uống nước quýt công nghiệp đóng chai.

Khi mang thai và trong giai đoạn 3 tháng đầu, bà mẹ hoàn toàn có thể ăn quả quýt trực tiếp để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể trọn vẹn nhất.

Bà bầu ăn quýt được không? Các lợi ích tuyệt vời

Trước khi thưởng thức quýt, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu thật kỹ những lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang lại đối với sức khỏe thai kỳ.

Giảm tình trạng ốm nghén khi 3 tháng đầu thai kỳ

Quýt giúp giảm tình trạng ốm nghén
Quýt giúp giảm tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, rất mệt mỏi, khó chịu, xảy ra chủ yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thật trùng hợp khi quýt có vị ngọt chủ yếu và thêm chút chua nhẹ, do đó sẽ giúp bà bầu giải nhiệt, xua tan những cơn nghén khó chịu.

Ngoài ra, với sự kích thích vị giác và hàm lượng vitamin C dồi dào, quả quýt cũng giúp bà bầu cải thiện tâm trạng và ăn uống ngon miệng hơn. Bà bầu cũng có thể pha trà gừng kết hợp vỏ quýt hoặc ngửi trực tiếp tinh dầu ở vỏ quýt cũng mang đến cảm giác rất dễ chịu.

Hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp trong thai kỳ

Không chỉ chứa vitamin C, quả quýt còn cung cấp magie, kali cho mẹ bầu giúp điều hòa, ổn định chỉ số huyết áp trong thai kỳ, đồng thời giảm cholesterol máu, tăng tính đàn hồi thành mạch, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tim mạch cho mẹ hiệu quả.

Việc kiểm soát chỉ số huyết áp còn có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong thai kỳ như nguy cơ tiền sản giật, sản giật, sinh non, chuyển dạ sớm … cực kỳ nguy hiểm.

Cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu

Cũng như các loại quả khác, quýt chứa nguồn chất xơ dồi dào, đóng vai trò như một chiếc chổi quét độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu. Ngoài ra, pectin có trong quýt cũng hỗ trợ tăng cường hoạt động nhu cầu ruột, từ đó giúp nhuận tràng và làm hiệu quả hoạt động bộ máy tiêu hóa.

Tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi

Khi mang thai, nếu mẹ bầu được bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn thì sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi rất tốt. Quả quýt chứa nguồn vitamin C dồi dào, mẹ bầu có thể vắt nước quýt uống để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh.

Hạn chế bệnh đái tháo đường cho mẹ bầu

Hạn chế bệnh đái tháo đường cho mẹ bầu
Hạn chế bệnh đái tháo đường cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, khi qua giai đoạn ốm nghén 3 tháng đầu, mẹ bầu thường có xu hướng ăn bù và có thể dẫn tới việc ăn không kiểm soát. Mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn số lượng và nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng.

Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm chất xơ từ quả quýt – một loại quả ít ngọt để kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu.

Giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Phòng tránh thiếu máu thiếu sắt khi mang thai giúp em bé được cung cấp dinh dưỡng tốt hơn qua dây rốn, đồng thời mẹ bầu cũng tránh khỏi được tình trạng mệt mỏi, chóng mặt trong thai kỳ.

Hàm lượng vitamin C trong quýt giúp hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung trái cây hàng ngày để cung cấp nguồn vitamin tự nhiên từ chế độ ăn tốt cho sức khỏe.

Ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, folate và axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống cơ quan của thai nhi. Vitamin trong quả quýt lành tính và dễ hấp thu, do đó rất phù hợp để mẹ bầu sử dụng lúc này.

Mẹ bầu ăn quýt đều đặn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, thúc đẩy sự phát triển hệ thống thần kinh và trí não cho thai nhi.

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Quýt hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Quýt hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Quýt chứa nguồn vitamin C dồi dào giúp tăng cường hấp thu sắt, canxi và các chất dinh dưỡng cho em bé. Mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng từ quýt trong thai kỳ giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, tạo khung xương chắc khỏe, phát triển trí não, thị lực cho thai nhi.

Bà bầu ăn nhiều quýt có tốt không?

Mặc dù quả quýt mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng mẹ bầu vẫn nên kết hợp đa dạng thực phẩm và các loại trái cây khác nhau. Bởi mỗi loại thực phẩm đều có ưu nhược điểm riêng, cung cấp khác nhau hàm lượng các chất dinh dưỡng.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều quýt, trong một thời gian dài mà nên xây dựng chế độ ăn khoa học và lành mạnh để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn kích thích sự ngon miệng khi ăn.

Các lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn quýt

Bà bầu khi ăn quýt nên tham khảo những lưu ý quan trọng dưới đây để tốt cho sức khỏe.

Cách chọn quýt ngon sạch cho bà bầu

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bà bầu nên chọn mua quýt đúng mùa, ở nơi uy tín, yên tâm về chất lượng. Mẹ bầu nên chọn những quả quýt to vừa phải, có độ căng bóng và đàn hồi, tránh những quả mềm nhũn.

Bà bầu nên ăn quýt với lượng ra sao?

Bà bầu không nên ăn nhiều quá một lúc, nên ăn quýt với lượng vừa phải khoảng 3 quả mỗi ngày và tần suất chỉ 2-3 lần một tuần để cung cấp đủ dinh dưỡng mà vẫn đa dạng thực phẩm khác nhau. Tuy quýt có vị chua nhẹ nhưng khi vắt nước, bà bầu không nên thêm đường hay chất tạo ngọt vào cùng.

Bà bầu nên ăn quýt với lượng ra sao?
Bà bầu nên ăn quýt với lượng ra sao?

Bà bầu đái tháo đường thì ăn quýt thế nào?

Nếu bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì nên ăn quýt cả quả, cả miếng chứ không nên ép hay vắt nước để tận dụng nguồn chất xơ tốt có trong quả.

Thời điểm nào bà bầu nên ăn quýt?

Bà bầu không nên ăn quýt khi bụng đói vì dễ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Ngay sau bữa ăn hoặc cách bữa ăn 30 phút- 1 tiếng là thời điểm thích hợp để bà bầu ăn quýt.

Ngoài ra, trước và sau khi uống sữa hoặc cùng lúc đó, mẹ bầu không nên ăn quýt hoặc uống nước quýt vì dễ gây kết tủa canxi, làm đầy bụng, khó tiêu giảm hấp thu chất dinh dưỡng cho em bé.

Lưu ý bảo quản quýt đúng cách cho bà bầu

Bà bầu nên mua quýt tươi với số lượng vừa phải và ăn ngay, không nên để quá lâu. Nếu còn, bà bầu có thể bảo quản tủ lạnh để giữ được dinh dưỡng tốt nhất.

Như vậy, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn quýt được không. Tuy quýt là một loại quả giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu cần ăn với lượng vừa phải và lưu ý những vấn đề quan trọng khi ăn để tốt nhất cho sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế