69

Các giai đoạn chuyển dạ? Mẹ bầu đau bụng có phải sắp sinh không?

Phạm Thị Huế 28/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Chuyển dạ là một trong những giai đoạn rất quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Đánh dấu sự chuẩn bị của cơ thể mẹ cho cuộc gặp gỡ quan trọng với đứa con của mình. Đối với những bà bầu, những cảm giác lạ lùng và đau đớn xuất hiện trong khu vực bụng dưới thường khiến họ tự đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là dấu hiệu của sự chuyển dạ? Hãy cùng nhau khám phá những điều này để giúp các bà bầu hiểu rõ về cơ thể của mình. Đồng thời chuẩn bị tinh thần cho những khoảnh khắc đặc biệt trước khi đón chào bé con của mình.

Cơ thể có những thay đổi khi sắp chuyển dạ
Cơ thể có những thay đổi khi sắp chuyển dạ

Hiện tượng chuyển dạ cụ thể các tuần thai

Chuyển dạ có thể xảy ra ở các tuần thai khác nhau trong suốt thai kỳ của mẹ. Thời điểm xảy ra còn phải tùy thuộc vào sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Có ba thời điểm mà mẹ sẽ chuyển dạ là:

  • Chuyển dạ đủ tháng: Khi tuổi thai từ đầu tuần thứ 38 đến tuần 42 (trung bình là 40 tuần). Lúc này thai nhi trong bụng đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung.
  • Chuyển dạ non tháng: Khi tuổi thai từ đủ 22 đến 37 tuần. Lúc này thai nhi vẫn có thể phát triển được nhưng cần được chăm sóc đặc biệt.
  • Chuyển dạ già tháng: Khi tuổi thai đã lớn hơn 42 tuần so với ngày dự sinh. Lúc này thai nhi có thể gặp nguy cơ cao về sức khỏe và cần được theo dõi chặt chẽ.

39 Tuần không có dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ bầu ở tuần thứ 39 thường bắt đầu lo lắng nếu chưa có dấu hiệu nào của việc sinh. Đặc biệt là đối với những mẹ trong trường hợp mang thai lần thứ hai trở đi. Cảm giác lo ngại thường tăng lên là do kinh nghiệm trước đó cho thấy khả năng sinh sớm khoảng 7-10 ngày so với dự sinh.

Tuy nhiên, thực tế chỉ có khoảng 5% phụ nữ sinh con đúng vào ngày dự kiến. Phần còn lại thường là sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh là 1-2 tuần. Theo quan điểm của các bác sĩ, ngày dự kiến chỉ mang tính tương đối và không chính xác. 

39 tuần không có dấu hiệu chuyển dạ
Mẹ đừng lo lắng khi không thấy dấu hiệu sắp sinh vào giai đoạn 39 tuần

40 Tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở

Nếu mẹ bầu đã 40 tuần mang thai mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì hãy nên thảo luận với bác sĩ của mình để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Một số phụ sản có thể có chu kỳ chuyển dạ sau 40 tuần, trong khi những người khác có thể lên đến 41 hoặc 42 tuần. Mặc dù vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào đối với mẹ và thai nhi. Lúc này mẹ bầu có thể quyết định thực hiện các biện pháp để kích quá trình sinh nở.

40 Tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở
Mẹ nên thảo luận với bác sĩ khi thấy chưa có dấu hiệu sắp sinh khi đã đến tuần 40

41 Tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở

Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu sắp sinh thường không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Đôi khi bé yêu có thể muốn ở trong bụng mẹ lâu hơn một chút. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng! Nhưng nếu mẹ cảm thấy bất an thì nên đi khám để bác sĩ kiểm tra. Giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bánh nhau, dây rốn và vị trí thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên tiến hành can thiệp giục sinh hay không.

Các dấu hiệu chuyển dạ con rạ

Chuyển dạ con rạ là giai đoạn đặc biệt và quan trọng trong quá trình mang thai lần thứ hai. Đây là thời điểm mà thai nhi chuẩn bị cho sự xuất hiện ra thế giới bên ngoài. Các dấu hiệu chuyển dạ thường xuất hiện trong khoảng 2 đến 4 tuần trước khi chuyển dạ chính thức.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là mẹ sẽ cảm thấy sự giảm nhẹ của bụng bầu. Cơ tử cung sẽ bắt đầu mở ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Từ đó làm cho bụng mẹ trở nên nhẹ hơn và hình dáng của bụng bầu thay đổi. Mẹ nên cảm nhận xem đầu thai nhi đã di chuyển vào phía dưới của tử cung hay không.

Dấu hiệu chuyển dạ con rạ thường đi kèm với cảm giác đau quặn và co thắt. Các cơn đau nhỏ và không đều có thể là dấu hiệu của việc tử cung bắt đầu co bóp. Đây là quá trình bắt đầu chuẩn bị sự chuyển dạ sinh em bé. Cơn đau này thường xuất hiện ở phía dưới của bụng, thậm chí có thể lan ra phía dưới đùi.

Các dấu hiệu chuyển dạ con rạ
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho giai đoạn sắp sinh con rạ là mẹ sẽ thấy bụng nhẹ hơn

Các dấu hiệu chuyển dạ con so

Khi đến gần ngày sinh con so, mẹ sẽ nhận thấy một số biểu hiện rất rõ. Một số biểu hiện quan trọng mà mẹ có thể gặp khi sắp sinh con so là:

  • Tiêu chảy trước khi sinh: Trong quá trình thai nghén, mẹ bầu sắp chuẩn bị chào đón em bé có thể sẽ bị tiêu chảy. Hiện tượng này thường xảy ra trước ngày dự kiến sinh nở. Nguyên nhân chủ yếu là do những yếu tố kích thích đường ruột. Từ đó khiến cơ thể dễ dàng hơn khi loại bỏ cặn bã từ ruột. Đây cũng là một cơ hội thuận lợi hơn cho sự ra đời của thai nhi.
  • Xuất hiện dịch đỏ: Khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Mẹ có thể sẽ thấy hiện tượng xuất hiện dịch hồng khi chuyển dạ. Khi có dấu hiệu này, mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ phụ sản để được kiểm tra.
  • Thay đổi thai máy: Ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, không gian trong tử cung trở nên hạn chế và lượng nước ối cũng sẽ giảm đi. Lúc này thai nhi thường bắt đầu thực hiện những động tác thai máy mạnh mẽ. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị quá trình sinh em bé.
  • Cơn co thắt mạnh, dồn dập: Đây là dấu hiệu thường gặp trước khi sinh, được biết đến như là cơn đau giả. Những cơn co thắt này có thể trở nên ngày càng thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn trước khi bắt đầu quá trình sinh nở. Nếu nhận thấy cơn co thắt xuất hiện liên tục và càng trở nên mạnh mẽ. Lúc này mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.
Các dấu hiệu chuyển dạ con so
Tiêu chảy trước khi sinh là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mẹ sắp sinh con so

Theo dõi hiện tượng cơ thể khi chuyển dạ

Để đảm bảo an toàn, sản phụ cần được theo dõi các hiện tượng khi chuyển dạ. Dưới đây là các hiện tượng cơ thể ở giai đoạn này mà mẹ cần lưu ý.

Xuất hiện dịch hồng hay dịch nhầy khi chuyển dạ

Một trong những dấu hiệu phổ biến là xuất hiện dịch cổ tử cung, còn gọi là dịch chuyển dạ. Dịch chuyển dạ có thể dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng hai dạng chính là dịch hồng và dịch nhầy:

  • Dịch hồng: Dịch này thường là dấu hiệu của việc bóc bạch cầu từ cổ tử cung. Từ đó giúp cổ tử cung có thể mở rộng hơn để đưa thai nhi đi qua. Nếu dịch hồng xuất hiện, đó có thể là một trong những dấu hiệu đầu của quá trình chuyển dạ.
  • Dịch nhầy: Dịch nhầy là một dạng dịch trong suốt và có thể có màu trắng nhẹ. Đây là sản phẩm của tuyến cổ tử cung tăng cường sản xuất chất nhầy. Điều này giúp giữ cho cổ tử cung ẩm ướt và giúp bảo vệ thai nhi khỏi các vi khuẩn. Khi thai nhi đẩy xuống, cổ tử cung mở rộng hơn, dịch nhầy sẽ bắt đầu thoát ra ngoài. Từ đó làm cho tử cung trở nên nhầy hơn và có thể chứa máu nhẹ.
Xuất hiện dịch hồng hay dịch nhầy khi chuyển dạ
Dịch nhầy hoặc dịch hồng xuất hiện là dấu hiệu rõ nhất báo hiệu mẹ sắp sinh

Đau lưng và đau bụng dưới

Đau lưng và đau bụng dưới là hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ sản trải qua khi chuyển dạ. Khi thai nhi phát triển, trọng lượng của bụng cũng tăng lên. Từ đó, tạo áp lực lớn hơn cho cột sống lưng và bụng dưới của người mẹ. Điều này là nguyên nhân gây ra đau lưng và bụng dưới do cơ bị căng. Đồng thời cũng xuất phát từ việc bị áp lực lên các dây thần kinh và cơ xung quanh.

Lưu ý khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ

Khi đối mặt với cơn đau chuyển dạ, có một số lưu ý quan trọng để giúp mẹ giảm đi cảm giác khó chịu và đau đớn:

Tập hít thở đúng

Khi có hiện tượng đau sắp sinh, việc hít thở đúng là một kỹ thuật quan trọng. Mẹ nên tập trung vào việc hít thở sâu và chậm. Đồng thời đảm bảo rằng mỗi hơi thở được kiểm soát và không thở hổn hển. Hơi thở đều giúp mẹ giảm căng thẳng và tạo ra cảm giác thoải mái trong giai đoạn sắp sinh.

Quỳ gối chống tay

Nếu có khả năng, mẹ hãy quỳ gối và chống tay lên một bề mặt thoải mái. Tư thế này giúp giảm áp lực lên lưng và cung cấp sự ổn định cho cơ thể mẹ. Việc này giúp giảm đi cảm giác đau và làm cho cơ thể thoải mái hơn khi trải qua cơn đau chuyển dạ.

Quỳ gối chống tay để giảm đau khi chuyển dạ
Mẹ có thể tập tư thế quỳ gối chống tay nhẹ nhàng để giúp giảm cảm giác đau

Ngồi gác chân lên ghế

Nếu quỳ gối không phù hợp, mẹ có thể ngồi trên ghế và gác chân lên một vật nào đó. Điều này là để giảm áp lực trên lưng và bụng của mẹ. Hãy sử dụng gối hoặc đặt một túi cát dưới chân để tạo ra một tư thế thoải mái hơn. Tư thế ngồi này có thể giúp giảm đi sự căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi khi sắp sinh.

Tựa lưng sát tường

Nếu có tường ở gần, mẹ hãy tựa lưng vào tường để giảm trọng lực và áp lực trên lưng. Điều này giúp giữ cho cơ thể ổn định hơn trong khi trải qua cơn đau sinh đẻ. Đồng thời, đảm bảo rằng đầu và cổ mẹ được giữ thẳng để tránh ảnh hưởng đến cột sống mẹ và em bé.

Mẹ bầu đau bụng có phải là chuyển dạ sắp sinh

Đau bụng vào tháng cuối có thể là một dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và sinh nở. Tuy nhiên, không phải trường hợp đau bụng nào cũng như vậy. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu khác đi kèm như:

  • Các cơn gò co thắt tử cung: Đây là cơn đau bụng xuất phát từ vị trí tử cung. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ sau đó cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn.
  • Ra dịch nhầy âm đạo: Đây là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mở ra và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
  • Ra nước loãng âm đạo: Đây là dấu hiệu cho thấy túi nước ối đã vỡ và thai nhi cần được sinh ra sớm.
  • Sa bụng dưới: Dấu hiệu thai nhi đã di chuyển xuống khu vực xương chậu, sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể gặp hiện tượng chuyển dạ giả vào vài tuần cuối thai kỳ. Chẳng hạn như các biểu hiện đau bụng dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện vùng phía trước bụng. Đây là những cơn đau không có nhịp điệu và không làm cổ tử cung mở rộng. Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi để làm giảm cơn đau này.

Mẹ bầu đau bụng có phải là chuyển dạ sắp sinh
Đau bụng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh nhưng chưa hẳn là hoàn toàn đúng

Chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì theo dõi thế nào?

Nếu chưa có dấu hiệu gần sắp sinh vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ hãy theo dõi cơ thể bản thân chặt chẽ. Điều này sẽ giúp mẹ đưa ra quyết định hợp lý để có các biện pháp xử lý kịp thời nhất. Trong giai đoạn này, nếu chưa thấy một dấu hiệu nào, mẹ hãy tham khảo cách xử lý sau:

Các biện pháp kích thích chuyển dạ giục sinh

Phương pháp kích chuyển dạ là quá trình chuyển dạ có sử dụng thuốc hoặc các biện pháp cơ học. Điều này là để kích thích thai phụ đi vào chuyển dạ thay vì chờ chuyển dạ tự nhiên. Các phương pháp kích giục sinh phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Sử dụng thuốc hormone Prostaglandin tổng hợp: để làm mềm và mở rộng cổ tử cung.
  • Sử dụng thuốc hormone Oxytocin tổng hợp: để gây co thắt tử cung.
  • Đặt bóng nong hoặc bóng Foley vào cổ tử cung: để tạo áp lực và kích thích sự mở rộng.
  • Lóc ối hoặc tia ối:  là phương pháp đâm thủng túi ối để giải phóng nước ối và kích hoạt chuyển dạ.

Khi chuyển dạ có nên đi bộ không?

Đi bộ khi mang thai có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi đi bộ:

  • Nên đi bộ vào những thời điểm thích hợp, tránh nắng gắt, nóng bức hoặc lạnh giá.
  • Đi bộ với tốc độ và thời gian phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuổi thai của mình.
  • Không nên đi quá sức.
  • Nên đi bộ trên những địa hình bằng phẳng, tránh những nơi có đá, gờ, vật cản hoặc trơn trượt.
  • Đi bộ cùng một người bạn hoặc người thân để có sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
Khi chuyển dạ có nên đi bộ không?
Mẹ bầu đi bộ nhẹ nhàng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình sinh nở

Khi nào cần nhập viện

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện mà mẹ bầu cần lưu ý. Chẳng hạn như bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn, buồn tiểu liên tục, ra máu âm đạo. Hay thậm chí bị đau bất thường vùng tử cung và bụng dưới. Hoặc nhận thấy thai không cử động, tiêu chảy, mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, bà mẹ cần đến bệnh viện ngay. Vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung của mẹ. Hoặc nếu mẹ thấy cơn co thành chu kỳ, liên tục, không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ. Đặc biệt là khi tuổi thai dưới 37 tuần, mẹ cũng cần phải đến bệnh viện. Vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến việc mẹ sẽ sinh sớm.

Lời kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ. Cũng như là hiểu rõ hơn những dấu hiệu mà mẹ bầu có thể trải qua khi sắp sinh. Việc hiểu rõ về quá trình này không chỉ giúp tạo ra sự an tâm cho bà bầu. Đây còn là cách giúp mẹ có thể chuẩn bị tinh thần và vật chất cho ngày quan trọng. Chúc các mẹ bầu có một thời kỳ sinh nở suôn sẻ và an toàn nhất!

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế