59

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Có bị sẩy thai hay tăng cân không?

Phạm Thị Huế 24/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Nước mía là một loại thức uống thanh mát và nhiều đường, được sử dụng phổ biến vào mùa hè, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Nước mía có ảnh hưởng như thế nào đối với bà bầu và thai nhi vẫn là chủ đề rất được quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Giá trị dinh dưỡng trong nước mía

Giá trị dinh dưỡng trong nước mía

Giá trị dinh dưỡng trong nước mía
Giá trị dinh dưỡng trong nước mía

Nước mía là thức uống tươi mát, được sản xuất bằng cách ép các cọng mía để thu được phần nước ngọt. Đây là thức uống phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác.

Nước mía là nguồn cung cấp dồi dào vitamin (vitamin C, vitamin nhóm B) và khoáng chất (photpho, magie, kali, sắt, canxi). 100ml nước mía sẽ cung cấp 39 kcal và 12g carbohydrate, 0.2g protein, 0.5g lipid. Nước mía chứa một lượng lớn đường sucrose và lượng không đáng kể chất đạm và chất béo. Ngoài ra, nước mía còn chứa dồi dào nguồn chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa.

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

Nước mía được coi là thức uống có lợi cho bà bầu vì những chất dinh dưỡng mà nó mang lại. Các chất dinh dưỡng này cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

Bà bầu 3 tháng đầu nên uống nước mía ở lượng vừa phải chỉ ở mức 150ml mỗi ngày. Khi uống, bà bầu có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng để hạn chế tình trạng ốm nghén, giảm cảm giác mệt mỏi và giúp thoải mái tinh thần hơn.

Ở các giai đoạn sau của thai kỳ, bà bầu cũng vẫn có thể uống nước mía nhưng cần hạn chế hơn về lượng và tần suất chỉ khoảng 2 lần mỗi tuần. Việc này giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tăng cao, phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Những lợi ích khi uống nước mía đối với bà bầu 3 tháng đầu

Hạn chế tình trạng ốm nghén cho bà bầu 3 tháng đầu

Ốm nghén là tình trạng gây ra vấn đề mệt mỏi và khó chịu nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Mẹ bầu có thể pha thêm chút nước cốt gừng vào nước mía để giảm cảm giác khó chịu ở họng và dạ dày, giúp giảm ốm nghén hiệu quả.

Mặc dù nước mía có tác dụng hạn chế tình trạng ốm nghén nhưng mẹ bầu cũng không nên lạm dụng uống khi buồn nôn mà nên uống từ từ để làm giảm cảm giác nhạt miệng.

Hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ bầu

Nước mía hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ bầu
Nước mía hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, với những thay đổi về nội tiết tố estrogen, mẹ bầu rất dễ nổi mụn, gây cảm giác không thoải mái khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nước mía có chứa nhiều axit hữu cơ, đặc biệt là axit glycolic, giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng mụn trứng cá. Do đó, nước mía có tác dụng hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ bầu.

Hỗ trợ mẹ bầu giảm tình trạng mệt mỏi trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu đang cảm thấy mệt mỏi và cần được nạp năng lượng ngay lập tức. Một cốc nước mía có thể giúp mẹ bầu trong thời gian nhanh chóng vì trong nước mía cung cấp một lượng đáng kể đường sucrose, giúp cung cấp năng lượng và vitamin, khoáng chất, giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và tràn đầy năng lượng.

Hỗ trợ tác dụng tốt cho thai nhi

Mẹ bầu có thể uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nó có tác dụng hỗ trợ tốt cho thai nhi. Lý do là bởi vì nước mía là nguồn cung cấp đạm và vitamin B9 (axit folic)- vitamin có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu dị tật ống thần kinh ở thai nhi 3 tháng đầu. Đây là khuyết tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển não và cột sống của em bé trong sự phát triển sau này.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ bầu uống nước mía mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu, do đó giúp giảm tỷ lệ vàng da sinh lý cho trẻ sơ sinh.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu

Nước mía giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu, chống nhiễm trùng, cảm lạnh nhờ có chứa chất chống oxy hóa, giàu khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng hình thành hệ thống cơ quan cho thai nhi nên vai trò đề kháng tốt rất quan trọng đối với mẹ bầu.

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía như thế nào là phù hợp?

Với những công dụng bất ngờ đã kể ở trên, nước mía có thể được bà bầu 3 tháng đầu sử dụng nhưng cần tuân thủ thực hiện những lưu ý phù hợp để tận dụng được hết những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe ở trong nó.

Thời điểm nào thích hợp để bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía?

Nước mía có những lợi ích rất tốt nhưng mẹ bầu 3 tháng đầu cần chú ý thời gian uống. Mẹ bầu nên uống vào buổi trưa sau ăn 1-2 tiếng hoặc buổi chiều sau khi ngủ dậy để cung cấp năng lượng, giữ tinh thần thoải mái.

Mẹ bầu không nên uống nước mía vào buổi sáng hoặc buổi tối để tránh ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Mẹ bầu cũng không nên uống nước mía ngay trước khi ăn bởi cảm giác no do lượng đường trong nước mía sẽ khiến mẹ bầu giảm bớt khẩu phần ăn, từ đó ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi.

Bà bầu nên uống lượng nước mía bao nhiêu thì hợp lý?

Mẹ bầu uống bao nhiêu nước mía thì hợp lý?
Mẹ bầu uống bao nhiêu nước mía thì hợp lý?

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên sử dụng nước mía thay nước lọc để giải khát mà chỉ nên sử dụng khoảng 150ml nước mía một ngày để tránh nạp quá nhiều lượng đường một lúc. Tuy nước mía ngọt, chỉ chứa đường chưa tinh chế nhưng về bản chất thành phần của nước mía vẫn chủ yếu là đường, nên dễ gây rối loạn đường huyết với mẹ bầu.

Đặc biệt, với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ gia đình có tiền sử đái tháo đường hay bản thân mắc càng cần hạn chế lượng nước mía sử dụng trong thai kỳ hơn.

Khi uống nước mía, bà bầu nên chọn mua ra sao?

Mẹ bầu nên chọn mua nước mía sạch hoặc cây mía tươi, không bị sâu mọt để tự ép lại nhà để đảm bảo vệ sinh, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của cả mẹ và bé.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn mua nước mía vừa mới ép ra xong để giúp giữ được hương vị tươi ngon và chất dinh dưỡng, đặc biệt cũng sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.

Bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía cần lưu ý gì quan trọng với sức khỏe?

  • Mẹ bầu không nên sử dụng nước mía chung với thuốc hay thực phẩm chức năng khác.
  • Những mẹ bầu bị tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc đã mắc đái tháo đường thì không nên uống nước mía vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Mẹ bầu chỉ nên mua hoặc ép một lượng vừa đủ nước mía uống ngày trong một lần và không để bảo quản lâu trong tủ lạnh.
  • Mẹ bầu không nên cho quá nhiều đá viên lạnh vào nước mía để tránh tình trạng lạnh bụng và khó tiêu.
  • Nếu muốn sử dụng nước mía với vị đa dạng hơn thì mẹ bầu có thể kết hợp nước mía với chút nước cốt gừng, nước vắt cam, quất, sầu riêng hay nước ép cà rốt để thay đổi hương vị.

Chắc hẳn sau khi tham khảo những thông tin hữu ích từ bài viết này, thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không đã được giải đáp. Tuy nước mía có nhiều lợi ích, cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng mẹ bầu cũng cần uống với lượng vừa phải.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế