48

Mẹ bầu ăn chôm chôm được không? 8 lợi ích bất ngờ từ chôm chôm

Phạm Thị Huế 23/02/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Chôm chôm là một loại quả có vị ngọt, mọng nước, vô cùng quen thuộc vào mùa hè và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, liệu mẹ bầu ăn chôm chôm được không thì vẫn là thắc mắc được nhiều chị em đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết để có được lời giải đáp.

Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của chôm chôm

Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm
Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm là loại quả đặc trưng của miền sông nước, vị ngọt dễ ăn, khiến người yêu thích. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của chôm chôm là đường, chất xơ hòa tan, lượng ít protein và lipid. Ngoài ra, chôm chôm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, axit folic, canxi, magie, kẽm, photpho, mangan, sắt …

Chôm chôm cũng là một loại quả ngọt nên cung cấp năng lượng cao, lên tới 82 kcal/ 100g quả. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, chôm chôm cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Mẹ bầu ăn chôm chôm được không? Bầu 3 tháng đầu liệu có nên ăn chôm chôm?

Có bầu ăn chôm chôm được không hay bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm là những thắc mắc thường gặp. Nguyên nhân cũng một phần do quan niệm cho rằng đây là một loại quả mùa hè, gây nóng trong cơ thể, dễ khiến bà bầu “bốc hỏa” nên có nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học chứng minh quan niệm này là đúng.

Với nguồn dưỡng chất dồi dào, vị ngon ngọt, chôm chôm hoàn toàn có thể được mẹ bầu sử dụng với lượng vừa phải. Loại quả này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

Với mẹ bầu 3 tháng đầu, tuy đây là giai đoạn nhạy cảm nhưng chôm chôm cũng là một loại quả lành tính và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên hoàn toàn có thể sử dụng. Có thể kể đến như thành phần axit folic có trong chôm chôm còn giúp hỗ trợ phòng tránh dị tật ống thần kinh trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Như vậy, mẹ bầu nói chung và mẹ bầu 3 tháng đầu nói riêng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chôm chôm trong thai kỳ với lượng vừa phải, đồng thời thực hiện theo những lưu ý trong bài viết.

Các lợi ích bất ngờ từ chôm chôm mẹ bầu nên biết

Nhờ chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào nên chôm chôm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe không ngờ. Chôm chôm còn được sử dụng trở thành bài thuốc dân gian như chữa kiết lỵ, tiêu chảy, tưa miệng … Còn với bà bầu, chôm chôm cũng mang đến những lợi ích bất ngờ như:

Tăng cường hệ miễn dịch

chom chom tang mien dich cho me bau

Cũng như các loại quả khác, chôm chôm chứa nguồn vitamin C dồi dào, do đó có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch rất tốt. Không chỉ vậy, nguồn kẽm chứa trong chôm chôm cũng thúc đẩy và tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh ho, cảm cúm … ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của chôm chôm đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 3 tháng đầu hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi. Bà bầu khỏe mạnh trong thời kỳ này sẽ giúp tạo tiền đề cho thai nhi phát triển tốt.

Giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi khi mang thai

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hay gặp phải tình trạng ốm nghén rất mệt mỏi. Có khi, tình trạng này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do mẹ bầu bị sụt cân, nôn, buồn nôn, không ăn được bất cứ đồ ăn gì.

Và thật phù hợp khi chôm chôm có vị ngọt xen lẫn chút chua nhẹ, giúp mẹ bầu tạm thời giảm bớt những cơn buồn nôn khó chịu. Lúc này, chôm chôm trở thành loại quả làm hài lòng khẩu vị của bà mẹ và giảm tình trạng ốm nghén thực sự hiệu quả.

Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa

Chôm chôm giàu chất xơ nên có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa tình trạng táo bón cho mẹ bầu. Đồng thời, khoáng chất kẽm và photpho trong loại quả này cũng giúp sửa chữa các tế bào niêm mạc ruột bị tổn thương, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

Phòng ngừa tình trạng thiếu máu

Chôm chôm giúp giảm tình trạng thiếu máu cho bà bầu
Chôm chôm giúp giảm tình trạng thiếu máu cho bà bầu

Phòng tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cách đơn giản là bổ sung trái cây hàng ngày trong thai kỳ để cung cấp vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Và chôm chôm chính là sự lựa chọn tuyệt vời trong mùa hè giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe.

Củng cố sức khỏe cho tóc

Chôm chôm chứa vitamin E và vitamin C – những vitamin đóng vai trò quan trọng trong tham gia quá trình tái tạo tóc. Do đó, việc bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn cho mẹ bầu giúp củng cố sức khỏe cho tóc, tránh rụng tóc, giúp mái tóc khỏe đẹp hơn.

Hỗ trợ sức khỏe làn da

Phụ nữ khi mang thai hay gặp phải áp lực về việc nội tiết tố thay đổi dẫn đến da sạm, rạn da, mụn trứng cá và lão hóa. Vitamin E trong chôm chôm giúp hỗ trợ mẹ bầu tăng cường sức khỏe cho làn da, giải quyết các vấn đề nói trên. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm trong thai kỳ không chỉ để tốt cho sức khỏe mà còn để đẹp.

Ổn định chỉ số huyết áp

Chôm chôm chứa vitamin B3 và kali giúp ổn định chỉ số huyết áp, kiểm soát cholesterol máu, tăng cường quá trình lưu thông máu, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa tình trạng phù nề ở những tháng cuối của thai kỳ.

Cung cấp vitamin giúp thanh lọc cơ thể

Chôm chôm là một loại quả mọng nước, cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và photpho nên có tác dụng loại bỏ những độc chất, giúp thanh lọc cơ thể.

Cung cấp vitamin giúp thanh lọc cơ thể
Cung cấp vitamin giúp thanh lọc cơ thể

Các lưu ý quan trọng khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Tuy chôm chôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi ăn, mẹ bầu cần tham khảo những lưu ý quan trọng sau đây để tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Cách chọn chôm chôm ngon cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên chọn mua chôm chôm đúng mùa, vào tháng 6 đến tháng 11 dương lịch để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên chọn những quả to, căng tròn, mọng nước, màu đỏ tươi, lông mềm vì đây là những quả ngọt và tươi.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên mua chôm chôm ở những nơi uy tín để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng quả.

Cách ăn chôm chôm tốt cho sức khỏe thai kỳ

Khi ăn chôm chôm, mẹ bầu không nên dùng miệng để bỏ vỏ vì dễ dính dư lượng thuốc bảo quản hay thuốc trừ sâu, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đồng thời, mẹ bầu nên rửa sạch vỏ chôm chôm trước khi ăn.

Nếu trước đó, mẹ bầu chưa từng ăn chôm chôm thì nên thử một với lượng nhỏ để theo dõi dị ứng nếu có và quan sát biểu hiện của cơ thể.

Cách ăn chôm chôm tốt cho sức khỏe thai kỳ
Cách ăn chôm chôm tốt cho sức khỏe thai kỳ

Mẹ bầu cũng không nên ăn quả chôm chôm quá chín vì khi lên men sẽ tạo ra nồng độ cồn cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hai mẹ con.

Chôm chôm là một loại quả ngọt mùa hè, có lượng đường cao, do đó mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, sẽ làm tăng đột ngột chỉ số đường huyết cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Cách bảo quản chôm chôm giữ được dinh dưỡng

Chôm chôm nếu để lâu bên ngoài nhiệt độ môi trường dễ lên men, tạo ra nồng độ cồn không tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu nên bảo quản chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ sử dụng trong khoảng 2-3 ngày.

Hy vọng qua những thông tin của bài viết trên đây, thắc mắc bầu ăn chôm chôm được không đã được giải đáp một cách cụ thể nhất. Mỗi loại thực phẩm đều có ưu nhược điểm riêng, do đó, mẹ bầu cần kết hợp đa dạng và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ vui khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế