64

Bầu ăn khoai mì được không? Cách ăn khoai mì an toàn cho mẹ bầu

Phạm Thị Huế 29/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Khoai mì hay củ sắn là 1 thực phẩm cực kỳ được yêu thích bởi vị thơm ngon và ngọt bùi của chúng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu thì không nên ăn khoai mì trong thai kỳ. Vậy bầu ăn khoai mì được không? Cùng nghe ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng qua bài viết sau đây nhé.

Dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của khoai mì

Trước khi tìm hiểu bầu ăn khoai mì được không? chúng ta cần hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của khoai mì và những lợi ích sức khỏe của chúng với bà bầu trong thai kỳ.

Giá trị dinh dưỡng của khoai mì

Giá trị dinh dưỡng của khoai mì
Giá trị dinh dưỡng của khoai mì

Khoai mì hay củ sắn là thực phẩm nhóm tinh bột, rất giàu dinh dưỡng. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA) trung bình trong 100g khoai mì tươi có chứa:

  • Năng lượng: 160kcal
  • Carbohydrate: 31.8g
  • Protein: 1.36g
  • Lipid: 0.28g
  • Chất xơ: 1.8g
  • Canxi: 18mg
  • Kali: 271mg

1 lưu ý nữa là hàm lượng tinh bột sẽ có sự thay đổi tùy theo loại sắn và điều kiện nuôi trồng. Thêm 1 giá trị nữa đó là hàm lượng acid cyanhydric (HCN) trong khoai mì cũng thay đổi tùy theo giống loại. Giống khoai mì cao sản sẽ có hàm lượng HCN cao hơn giống khoai mì ngọt. Theo chuẩn Y khoa thì với hàm lượng HCN > 20mg có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Đặc biệt nếu hàm lượng HCN > 50mg có thể gây tử vong.

Lợi ích sức khỏe của khoai mì với bà bầu

Để biết bầu ăn khoai mì được không? Mẹ bầu cần nắm rõ những lợi ích sức khỏe của khoai mì sau đây:

  • Khoai mì có tác dụng hỗ trợ sức khỏe làn da cho mẹ bầu: Sử dụng khoai mì sẽ giúp làn da mẹ bầu săn chắc, mịn màng và trắng sáng hơn. Lý do bởi khoai mì chứa rất nhiều nước và vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra chúng còn giúp sáng da và hỗ trợ mờ vết nám hơn.
  • Ăn khoai mì giúp cải thiện vóc dáng: Khoai mì có chứa nhiều nước, xơ và hàm lượng carbohydrate vừa đủ. Do vậy, khoai mì được coi là thần dược giúp hỗ trợ giữ dáng cho chị em phụ nữ.
  • Khoai mì tốt cho hệ xương: Ngoài nước, chất xơ, khoai mì còn rất giàu kali và photpho – 2 vi chất quan trọng giúp hỗ trợ hệ xương.
  • Ăn khoai mì giúp cải thiện tình trạng táo bón: Táo bón là tình trạng rất phổ biến của nhiều mẹ bầu trong thai kỳ. Với hàm lượng chất xơ cao, việc thêm khoai mì vào khẩu phần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
  • Khoai mì còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu: Khoai mì có đặc tính bazơ kiềm. Do vậy khi vào dạ dày chúng sẽ giúp trung hòa lại lượng acid dạ dày ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh lý nên về dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược,..

Giải đáp: Bầu ăn khoai mì được không?

Sau khi hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của khoai mì với sức khỏe mẹ bầu, ở phần này chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn đi tìm lời đáp cho câu hỏi Bầu ăn khoai mì được không nhé.

Trả lời bầu ăn khoai mì được không?

Trả lời bầu ăn khoai mì được không?
Trả lời bầu ăn khoai mì được không?

Với những lợi ích sức khỏe như trên thì mẹ bầu hoàn toàn có thể có căn cứ để cân nhắc thêm khoai mì vào khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng việc sử dụng khoai mì là không tốt cho mẹ bầu và thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Như đã phân tích về thành phần acid cyanhydric (HCN) trong khoai mì, chất này có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu. Chất này thường được tìm thấy nhiều hơn ở phần vỏ và 2 đầu của khoai mì. Chất HCN này nếu hàm lượng nhỏ có thể bị tiêu hóa và đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu và thai nhi đề kháng còn kém. Do vậy, bầu ăn khoai mì được không? câu trả lời là có thể ăn được, nhưng không nên cân nhắc về thời điểm ăn để đảm bảo an toàn.

Thời điểm an toàn để bà bầu ăn khoai mì

Vậy đâu là thời điểm an toàn để bà bầu ăn khoai mì? Nhiều mẹ bầu có băn khoăn không biết nên kiêng hoàn toàn trong cả thai kỳ hay vào thời điểm nào có thể ăn được. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu có thể ăn được khoai mì nhưng nên tránh thời điểm 3 tháng đầu. Giai đoạn này thai nhi chưa ổn định. Mẹ bầu cũng đang có những thay đổi lớn trong cơ thể. Do vậy, giai đoạn này ăn uống cần rất chú ý.

Ở giai đoạn sau, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng khoai mì trong khẩu phần. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên thay thế hoàn toàn các thực phẩm nhóm tinh bột như cơm, bún, mì,.. bằng khoai mì. Và cũng không nên sử dụng quá nhiều khoai mì trong ngày. Mẹ bầu có thể thêm 1 – 2 miếng vào các bữa phụ và đa dạng thêm các thực phẩm thuộc nhóm khác như sữa, sữa chua hay sinh tốt ăn cùng sẽ tốt hơn.

Cách ăn khoai mì an toàn cho mẹ bầu

Khoai mì sẽ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu nếu như được chế biến đúng cách. Vậy bầu ăn khoai mì được không? và cách sơ chế thế nào thì tốt nhất?

Lưu ý về cách ăn khoai mì an toàn cho mẹ bầu

Lưu ý về cách ăn khoai mì an toàn cho mẹ bầu
Lưu ý về cách ăn khoai mì an toàn cho mẹ bầu

Để loại bỏ và hạn chế tối đa lượng Acid Cyanhydric (HCN) trong khoai mì, mẹ bầu cần lưu ý về cách ăn an toàn như sau:

  • Về lượng khoai mì khuyến nghị: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên ăn không quá 200g khoai mì 1 ngày và ăn ở mức độ vừa phải không nên quá thường xuyên.
  • Để tránh ngộ độc mẹ bầu tuyệt đối không được ăn khoai mì sống, phải nấu chín và chú ý không được ăn lúc đói.
  • Vì phần HCN tập trung chủ yếu ở phần vỏ và 2 đầu của khoai mì nên khi chế biến mẹ bầu cần lột sạch vỏ và cắt bỏ 2 đầu này.
  • Ngoài ra, khi chế biến khoai mì, sau khi loại bỏ phần vỏ và cắt bỏ 2 đầu, mẹ bầu cần ngâm khoai mì trong nước sạch từ 1 – 2 ngày. Việc ngâm này sẽ giúp loại bỏ độc tố có trong khoai mì. Chú ý sau khi ngâm, mẹ bầu cần rửa sạch lại rồi mới chế biến.
  • Việc lựa chọn khoai mì cũng rất quan trọng. Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những củ khoai mì còn tươi, mới thu hoạch sẽ là tốt nhất.
  • Để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu, mẹ bầu nên ăn kèm khoai mì với các thực phẩm khác. Có thể ăn kèm cùng các món hay thực phẩm chứa nhiều protein để giảm và hạn chế bớt độc tố trong khoai mì tới cơ thể.

Gợi ý món từ khoai mì giàu dinh dưỡng

Sau đây là 1 số món vừa ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng được chế biến từ khoai mì được các chuyên gia gợi ý:

Món khoai mì hấp

Mẹ bầu có thể hấp thêm với nước cốt dừa để tăng thêm độ ngon miệng. Mẹ tham khảo cách hấp khoai mì sau đây nhé:

  • Mẹ chuẩn bị khoai mì: Chọn củ tươi, gọt sạch vỏ, cắt bỏ 2 đầu, cắt thành miếng vừa ăn và ngâm với nước sạch từ 1 – 2 ngày trước.
  • Sau đó, vớt ra, rửa sạch rồi cho vào nồi hấp.
  • Mẹ bầu hấp tới khi chín mềm. Gần chín có thể thêm cốt dừa và dừa bào sợi để thêm vị ngon ngọt.
  • Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.

Món khoai mì nướng cốt dừa

Tương tự như món khoai mì hấp, món khoai mì nướng cốt dừa cũng là 1 cách chế biến mới lạ mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Mẹ bầu chuẩn bị khoai mì tương tự như món hấp. Sau đó nghiền thành bột.
  • Phần cốt dừa: Mẹ bầu đun sôi cùng chút đường để tăng vị ngọt.
  • Sau đó, trộn cốt dừa với khoai mì nghiền, cho vào khuôn bánh và đem nướng.
  • Nướng bánh tới khi bánh cứng lại và màu vàng đẹp mắt là được.
  • Có thể ăn kèm bánh với cốt dừa để tăng độ thơm ngon.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế