152

Nguyên nhân tắc tia sữa của mẹ mới sinh và cách thông tắc tại nhà

Phạm Thị Huế 15/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Tắc tia sữa là hiện tượng thường xảy ra với các bà mẹ sau khi sinh con. Đặc biệt là trong giai đoạn đang cho con bú bằng sữa mẹ. Khi đó, sữa mẹ bị ứ lại trong các ống dẫn sữa và không thể thoát ra ngoài được. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn và đau đớn cho người mẹ mỗi khi cho con bú. Vậy tại sao lại lại có hiện tượng này và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết và rõ ràng về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến
Tắc tia sữa – tình trạng phổ biến không hiếm gặp của các mẹ bỉm sau khi sinh con

Thế nào là tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị ứ lại trong các ống sữa, không thể thoát ra ngoài. Điều này gây ra nhiều khó khăn, làm cho mẹ cảm thấy đau đớn trong việc cho con bú.. Tắc các tia sữa thường xảy ra ở các sản phụ mới sinh chưa lâu. Hoặc thậm chí là diễn ra trong suốt quá trình cho con bú sữa mẹ.

Sữa mẹ hình thành từ các nang sữa, rồi chảy theo các ống sữa đến xoang sữa ở bầu ngực. Khi trẻ bú, sữa sẽ được kích thích chảy ra ngoài thông qua núm vú mẹ. Tuy nhiên, nếu ống sữa bị tắc, sữa sẽ bị ngăn lại trong bầu ngực. Lâu dần, sữa sẽ bị vón lại do bị đông kết. Đồng thời, sữa mới vẫn tiếp tục được sản sinh ra, làm ống sữa bị tắc càng căng phồng lên. Điều đó sẽ làm cho tình trạng tắc sữa ở mẹ càng nặng hơn.

Tắc tia sữa khi đang cho con bú
Tắc các tia sữa khi cho con bú là hiện tượng sữa mẹ bị ứ lại trong các ống sữa.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Chắc hẳn bất kỳ mẹ bỉm nào cũng muốn biết những nguyên nhân nào gây ra tắc sữa sau sinh phải không? Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này mẹ có thể tham khảo nhé:

Sữa chưa được bú hoặc vắt hết

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc sữa, thường xảy ra trong 2 – 3 ngày đầu sau sinh. Khi đó, sữa tích tụ quá nhiều trong bầu ngực nhưng không được bú hoặc vắt ra ngoài. Từ đó gây cảm giác đau nhức, căng cứng và sốt nhẹ ở mẹ. Để khắc phục, mẹ nên cho bé bú hoặc vắt sữa thường xuyên để giảm áp lực cho bầu ngực.

Sữa dư thừa

Một số mẹ cơ địa sẽ có lượng sữa quá nhiều so với nhu cầu bú của bé. Điều này sẽ khiến sữa của mẹ không được bú hết hoặc vắt không kiệt. Sữa còn lại sẽ bị đông cứng, tạo thành các cục vón gây tắc ống dẫn sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn tiếp tục ra nhiều, làm cho tình trạng tắc tia sữa ngày càng nặng hơn. Mẹ nên hút sữa thường xuyên để giảm bớt sữa dư và tránh để sữa ứ đọng trong bầu ngực.

Hút sữa thường xuyên để tránh thừa - tắc sữa
Mẹ hãy thường xuyên hút sữa để tránh bị thừa sữa – nguyên nhân hàng đầu gây tắc sữa

Con không bú đúng cách

Nếu con không ngậm vú mẹ đúng cách, sẽ không bú được nhiều sữa của mẹ. Điều này là nguyên nhân khiến sữa bị tồn đọng trong bầu ngực lâu dài. Từ đó sẽ gây tắc tia sữa ở ngực của mẹ. Mẹ nên để con ngậm bú cả bầu ngực để con có thể hút sữa hiệu quả hơn. Mẹ cũng nên thay đổi nhiều tư thế cho con bú để kích thích các tia sữa chảy nhiều.

Ngực bị chèn ép

Khi mẹ cho con bú, sữa sẽ được tiết ra liên tục, làm cho bầu ngực to và căng hơn. Nếu mẹ mặc áo ngực, quần áo quá chật, nằm sấp khi ngủ, sẽ làm cho ngực bị chèn ép. Từ đó gây cản trở dòng sữa chảy đều và làm tắc tia sữa ở mẹ. Mẹ nên mặc áo ngực thoải mái, không quá chật, và tránh nằm sấp khi ngủ. Điều này sẽ giúp bầu ngực được thông thoáng và sữa được lưu thông tốt hơn.

Mẹ bị stress, căng thẳng

Tâm lý của mẹ cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa cho bé bú. Nếu mẹ bị stress, căng thẳng sẽ làm giảm sản xuất oxytocin – hormone kích thích tuyến vú tiết ra sữa. Điều này cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa cho mẹ. Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, tránh những áp lực không cần thiết. Mẹ hãy nghỉ ngơi hợp lý và nhờ sự giúp đỡ của chồng trong việc chăm sóc con.

Biểu hiện của tắc tia sữa

Các bà mẹ gặp vấn đề về tắc tia sữa thường trải qua những biểu hiện chung đặc trưng. Một trong những dấu hiệu là sữa không chảy ra hoặc chảy ra rất ít khi mẹ vắt, hút sữa. Đồng thời, ngực của họ trở nên nóng rát, đôi khi đi kèm với cảm giác sốt cao. Mẹ có thể cảm nhận được sẽ có các cục sữa đông cứng bên trong ngực do tắc tia sữa. Ngực của mẹ trở nên căng phồng, lớn hơn so với trạng thái bình thường và ngày càng đau hơn. Đây là những dấu hiệu mà các mẹ thường phải đối mặt khi gặp vấn đề về tắc tia sữa.

Dấu hiệu của tình trạng tắc tia sữa
Dấu hiệu của tình trạng tắc tia sữa

Kinh nghiệm chữa tắc tia tại nhà

Tắc sữa không chỉ là một vấn đề về sức khỏe mà còn là thử thách đặt ra nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng em bé. Việc tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả tại nhà là điều cần thiết giúp mang lại sự thoải mái cho các mẹ. Dưới đây là những kinh nghiệm chữa tắc tia mang lại niềm vui, sức khỏe cho mẹ và bé.

Xoa bóp chữa tắc tia hiệu quả

Để giúp giảm tắc tia sữa hiệu quả, mẹ có thể sử dụng cách xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực. Hãy sử dụng tay và xoay nhẹ bầu ngực theo hướng từ ngoài vào trong núm vú. Sau đó là massage đến xung quanh bầu ngực để kích thích quá trình tuần hoàn máu. Từ đó sẽ giúp khai thông tia sữa hiệu quả. Cách này không chỉ giúp giảm áp lực trong ngực mà còn tăng sự linh hoạt các ống dẫn sữa.

Xoa bóp bầu ngực để thông tia sữa
Xoa bóp bầu ngực là một trong những cách chữa trị tắc tia rất hiệu quả

Ngoài cách xoa bóp bầu ngực, mẹ cũng có thể áp dụng mẹo dân gian để khai thông tia sữa. Dưới đây là một số mẹo mà mẹ có thể áp dụng trong để chữa trị tình trạng này:

Mẹo chữa bằng lược

Để giải quyết tình trạng tắc sữa, mẹ có thể chuẩn bị 1 chiếc lược và 1 chiếc khăn ấm. Quá trình chữa trị bằng lược sẽ thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hai bầu ngực bằng khăn.
  • Bước 2: Sử dụng lược để chải nhẹ từ trong ra ngoài trên cả hai bầu ngực. Hướng chải là từ chân bầu vú đến núm vú.
  • Bước 3: Dùng khăn ấm để chườm lên ngực và tiếp tục thực hiện bước 2.

Mẹ nên thực hiện quy trình này trong khoảng 3-5 phút và có thể lặp lại vài lần mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng hiệu suất trong việc giảm tắc tia sữa.

Lưu ý: Mẹ hãy tránh sử dụng lực quá mạnh khi chải, vì điều này sẽ gây tổn thương cho da ngực. Chọn lược thích hợp và dùng sức nhẹ nhàng để tránh làm đau hoặc gây tổn thương da.

3 Bước chữa tắc tia sữa bằng lược
3 Bước chữa tắc tia sữa bằng lược

Hơ lá mít

Sau khi sinh, nếu mẹ bị tắc tia sữa, hãy sử dụng lá mít để giải quyết vấn đề này. Đối với bé trai, sử dụng 7 lá mít, và với bé gái, sử dụng 9 lá mít. Đầu tiên, hãy rửa sạch lá mít để loại bỏ bụi bẩn và để ráo nước. Tiếp theo, hơ nóng lá mít trên lửa cho đến khi nóng vừa đủ (từ 40-50 độ). Sử dụng khăn ấm và vệ sinh khu vực ngực, sau đó đặt lá mít đã hơ lên vùng ngực. Trong quá trình đắp, mẹ hãy nhẹ nhàng mát xa để giúp tan cục sữa đông trong ngực.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện phương pháp này từ 15-30 phút mỗi ngày. Và làm liên tục trong 3-5 ngày kế đến. Đồng thời, kiểm tra xem liệu tia sữa có chảy ra không sau khi áp dụng phương pháp này. Đây là một biện pháp tự nhiên mà nhiều mẹ đã áp dụng thành công để giảm tắc tia sữa.

Thông tắc tia sữa bằng lá mít

Chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại y khoa

Một trong những phương pháp trị tắc tia sữa hiệu quả và an toàn là sử dụng đèn hồng ngoại. Đây là phương pháp được nhiều bệnh viện và cơ sở y tế áp dụng. Cơ chế hoạt động là làm giãn nở các đường ống sữa khi chiếu vào bầu ngực. Từ đó giúp sữa trong nang sữa dễ dàng được lưu thông hơn.

Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần đến bệnh viện để có sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý dùng tại nhà vì tia hồng ngoại sẽ gây nguy hiểm nếu dùng sai cách. Thông thường, lộ trình điều trị bằng đèn hồng ngoại là 5 lần, mỗi lần từ 10 đến 45 phút. Sau khi chiếu đèn, mẹ cần dùng tay nặn sữa để sữa chảy ra hết và không bị tắc lại.

Các loại lá chữa tắc tia sữa

Trong y học dân gian, dùng lá cây là một phương pháp tự nhiên đã tồn tại từ rất lâu. Đặc biệt là trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến tắc sữa sau sinh. Hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc trị tắc sữa từ các loại lá ngay dưới đây nhé.

Bài thuốc trị tắc tia sữa bằng lá Đinh Lăng

Lá Đinh Lăng từ lâu đã là một bài thuốc trị tắc sữa rất tốt cho các mẹ sau sinh. Để chữa trị bằng lá đinh lăng, mẹ cần làm theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • 150-200g lá Đinh Lăng tươi (loại đinh lăng lá nhỏ), rửa sạch.

Cách thực hiện:

  • Đặt lá Đinh Lăng vào nồi với khoảng 200ml nước, đậy nắp. Khi nước sôi, mở nắp và đảo đều tay 2-3 lần để lá tiết ra hết nước vào nước dùng.
  • Đun sôi nồi trong khoảng 7 phút, sau đó tắt bếp và chờ nước nguội. Lọc bỏ phần nước đầu ra để sử dụng.
  • Thêm khoảng 200ml nước vào nồi với phần lá Đinh Lăng còn lại, đun sôi lại và lọc lấy nước thứ hai để uống.
  • Thời gian thực hiện: Sau 2-3 ngày liên tục sử dụng, bạn sẽ thấy kết quả.

Lưu ý: Uống nước lá Đinh Lăng khi còn ấm để có hiệu quả cao hơn. Hãy xen kẽ nước lá Đinh Lăng với nước lọc, không nên hoàn toàn thay thế nước lọc.

Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Dùng bài thuốc cây Bồ Công Anh chữa tắc tia sữa

Để trị tắc sữa, mẹ hãy tận dụng lá Bồ Công Anh – một liệu pháp tự nhiên, an toàn. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng lá Bồ Công Anh để chữa trị:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g lá Bồ Công Anh tươi.
  • 20g muối trắng.
  • 200 ml nước uống.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch lá Bồ Công Anh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Bước 2: Ngâm lá Bồ Công Anh trong nước muối (20g muối và 500 ml nước) trong khoảng 10 phút để làm sạch và tăng hiệu quả.
  • Bước 3: Giã nát lá và lọc để lấy nước. Sau đó, ép lần thứ hai với 200ml nước uống.
  • Bước 4: Sau khi lá được ép, đun sôi và để nguội trước khi sử dụng thay thế nước uống hàng ngày. Đắp bã lên vùng ngực đau do tắc sữa trong khoảng 30 phút.

Thời gian sử dụng: Bạn có thể uống nước ép và đắp bã bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, lưu ý đắp bã sau khi cho bé bú để tránh làm phiền bé.

Thông tắc tia bằng lá Bồ Công Anh
Thông tắc tia bằng lá Bồ Công Anh là một liệu pháp vừa an toàn và vừa hiệu quả

Bài thuốc đắp lá bắp cải chữa tắc tia sữa

Để chữa tắc sữa, mẹ có thể sử dụng phương pháp đắp lá bắp cải cũng rất hiệu quả. Cách làm như sau:

Nguyên liệu:

  • Một bắp cải xanh đã được làm sạch.
  • Cắt bỏ phần cuống và chọn 8 lá xanh, không dập nát, chọn lá dày to, có kích thước xấp xỉ bầu ngực của bạn.
  • Ngâm lá trong dấm để loại bỏ độc tố và rửa lại với nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hâm nóng 2 lá bắp cải ở nhiệt độ khoảng 60-70 độ C để tránh gây bỏng da khi đắp.
  • Bước 2: Cởi áo ngực, đặt một lớp khăn xô mỏng lên bầu ngực bị tắc sữa trước khi đắp lá. Để giảm tiếp xúc của lá bắp cải với bầu ngực, mẹ có thể đặt nhiều lớp khăn mỏng.
  • Bước 3: Đặt lá bắp cải đã hâm nóng lên vùng ngực bị tắc sữa để lá bắp ôm trọn và ủ ấm khuôn ngực.
  • Bước 4: Dùng tay day phần cọng lá bắp cải lên trên bầu ngực để làm tan cục sữa đông. Mẹ hãy kết hợp massage ngực theo hình vòng tròn để tăng hiệu quả hơn. Nếu lá bắp cải nguội, hãy thay lá mới nóng và tiếp tục cho đến khi sữa đông tan ra.

Thời gian thực hiện: Mỗi lần đắp không quá 30 phút, không nên thực hiện quá 3 lần mỗi ngày.

Mẹo đắp lá bắp cải chữa tắc tia sữa
Mẹo đắp lá bắp cải chữa tắc tia sữa là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng và có hiệu quả

Kinh nghiệm phòng tránh tắc tia cho mẹ mới sinh

Sau khi sinh, bất kỳ người mẹ nào cũng có thể gặp phải tình trạng tắc tia sữa ở ngực. Đặc biệt là những người mẹ mới sinh con ở lần đầu. Để tránh tình trạng tắc tia, các mẹ cần phải:

  • Duy trì vệ sinh đầu ngực, đặc biệt là phần đầu vú. Sử dụng khăn bông sạch để thấm sữa và thay khăn thường xuyên để tránh mốc.
  • Thường xuyên massage, xoa bóp đầu vú và chườm khăn ấm.
  • Cho bé bú thường xuyên và đúng giờ.
  • Hút bỏ phần sữa dư để tránh tình trạng vón cục gây tắc sữa.
  • Tránh mặc áo quá chặt, không nằm sấp ngực khi ngủ hoặc tạo áp lực lên ngực.
  • Giữ cho tâm trạng của mình thoải mái, lạc quan và tích cực.
  • Sử dụng máy hút sữa phù hợp cũng là một cách giúp mẹ giảm nguy cơ bị tắc sữa.

Lời kết

Tắc tia sữa không chỉ gây ra đau đớn và khó chịu cho người mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do đó, việc trang bị cách thông tắc sữa tại nhà một cách an toàn là vô cùng cần thiết. Chăm sóc sức khỏe của mẹ sau sinh không chỉ là trách nhiệm cá nhân của riêng mẹ. Đây còn là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của em bé. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tắc tia sữa tại nhà sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức và kỹ năng để đối mặt với tình trạng này một cách tự tin và hiệu quả.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế