65

Nhau bám thấp có nguy hiểm không? Bao nhiêu tuần thì hết?

Phạm Thị Huế 28/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Ở những tuần cuối của thai kỳ, nếu đi khám và được chẩn đoán nhau bám thấp, nhiều mẹ bầu sẽ không khỏi hoang mang và lo lắng. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu nhau bám thấp có nguy hiểm không và những ảnh hưởng của tình trạng nhau bám thấp đối với mẹ và thai nhi nhé!

Nhau bám thấp là gì và cách nhận biết

Nhau bám thấp có thể được nhận biết qua siêu âm
Nhau bám thấp có thể được nhận biết qua siêu âm

Nhau bám thấp là tình trạng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Tình trạng này xảy ra khi bánh nhau không nằm ở đáy tử cung như thông thường, mà một phần của bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung – nơi gần với cổ tử cung.

Vị trí bánh nhau cũng có thể cải thiện khi tuổi thai ngày một lớn, tử cung phát triển và kéo theo vị trí nhau về phía đáy của tử cung. Do bánh nhau nằm ngay trước đường đi của thai nhi khi sinh thường, nên đối với trường hợp nhau bám thấp thường sẽ có chỉ định mổ lấy thai.

Một số những dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp mà mẹ bầu cần lưu ý đó là:

  • Xuất huyết đột ngột mà không rõ nguyên nhân, không do va chạm gây ra. Khi xuất hiện không kèm theo triệu chứng đau bụng, máu đỏ tươi và vón cục ngay khi vừa ra ngoài.
  • Tử cung co thắt thành nhiều lần, gây ra cảm giác đau nhói vùng bụng dưới.
  • Tình trạng xuất huyết xảy ra khi vừa giao hợp hoặc vừa thực hiện những công việc nặng, đi lại nhiều,…
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở và đau ngực.

Ngoài ra, hiện nay các bác sĩ cũng có thể xác định được vị trí bánh nhau và phát hiện tình trạng nhau bám thấp, nhau tiền đạo thông qua việc siêu âm.

Nhau bám thấp có nguy hiểm không?

Rất nhiều mẹ bầu đều thắc mắc nhau bám thấp có sao không? Mức độ ảnh hưởng của nhau bám thấp đối với mẹ bầu và thai nhi còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những biến chứng thường gặp trong thai kỳ đó là:

Đối với mẹ bầu

Mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp sẽ phải đối mặt với tình trạng chảy máu trong suốt thai kỳ. Nếu việc xuất huyết  kéo dài sẽ dẫn đến việc thiếu máu và dễ sinh non ở thai phụ.

Khi chuyển dạ, phần dưới của tử cung vì thiếu cơ thắt nên sẽ thường xuyên xảy ra việc xuất huyết sau sinh. Nhau thai bị bong tách sớm cũng dễ khiến người mẹ bị mất nhiều máu, có thể dẫn tới việc tử vong.

Đối với trường hợp nhau thai bám gần cổ tử cung thì sau khi sinh con, nhau thai được bóc tách làm cho một phần cổ tử cung bị hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bánh nhau bám chặt vào tử cung, không thể bóc tách khỏi niêm mạc thì có thể người mẹ sẽ phải cắt bỏ tử cung.

Ngoài ra, đối với những trường hợp nhau thai thấp, bác sĩ thường sẽ có chỉ định nhập viện sớm để theo dõi và sinh mổ nhằm hạn chế những tai biến sản khoa có thể xảy ra.

Nhau bám thấp có nguy hiểm không
Nhau thai bám thấp có thể khiến mẹ và bé đối mặt với nhiều nguy cơ

Đối với em bé

Mẹ bầu bị xuất huyết nhiều, thiếu máu có thể sẽ dẫn đến trường hợp thai nhi bị chậm phát triển, thậm chí là suy thai.

Ở một số trường hợp khẩn cấp, thai phụ buộc phải sinh mổ sớm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Những thai nhi sinh non sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, sức khỏe yếu, thiếu cân.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng việc nhau bám thấp là nguyên nhân dẫn đến ngôi thai không thuận, gây khó khăn trong quá trình sinh nở.

Những thắc mắc thường gặp về hiện tượng nhau bám thấp

Nhau bám thấp có nên đi bộ không?

Khi được các bác sĩ chẩn đoán đang gặp phải tình trạng nhau bám thấp, mẹ bầu không nên đi lại nhiều, vận động mạnh. Hạn chế tối đa việc đi xe máy, di chuyển đường xa hoặc đường xóc. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên dành thật nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Nhau bám thấp có quan hệ được không?

Ở những thai kỳ bình thường, các bác sĩ thường khuyến khích thai phụ quan hệ vợ chồng đều đặn vào những tuần cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, đối với trường hợp mẹ bầu bị nhau bám thấp thì tuyệt đối không nên quan hệ, vì dễ gây xuất huyết, động thai dẫn đến sinh non.

Nhau bám thấp có quan hệ được không
Kiêng quan hệ vợ chồng nếu thai phụ gặp tình trạng nhau bám thấp

Mẹ bầu cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng lo âu, tối ngủ nên gác chân lên cao.

Nhau bám thấp có sinh thường được không?

Nếu sức khỏe của mẹ bầu bình thường, thai nhi đã trưởng thành và vị trí bám của bánh nhau không quá thấp thì mẹ hoàn toàn có thể sinh thường.

Việc lựa chọn sinh thường cũng có thể đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ bị xuất huyết khi chuyển dạ. Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ bầu hãy thảo luận thật kỹ với các bác sĩ trước khi quyết định sinh thường hoặc sinh mổ.

Nhau bám thấp thường tới tuần bao nhiêu thì hết?

Nếu tình trạng nhau bám thấp được phát hiện khi tuổi thai còn nhỏ thì có thể cải thiện dần khi thai nhi lớn lên, tử cung của mẹ cũng phát triển hơn. Vì vậy, tình trạng nhau bám thấp thường được chẩn đoán ở tuần thứ 28.

Nếu trong 3 tháng đầu mà thai phụ gặp phải tình trạng nhau bám thấp thì cũng không cần quá lo lắng. Hãy giữ tâm trạng thật ổn định và đi thăm khám định kỳ để phát hiện kịp thời các bất thường.

Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một loại thức uống rất tốt cho mẹ bầu vì thành phần dưỡng chất đa dạng: protein, vitamin C, B1, B6, Kali, Magie, kẽm, canxi, chất xơ. Bổ sung đều đặt nước dừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng nước ối, giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng thai phụ gặp tình trạng nhau bám thấp thì không thể uống nước dừa. Vì vậy, các mẹ bầu nhau bám thấp vẫn cứ uống nước dừa đều đặn mà không cần lo lắng gì nhé!

Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa không
Mẹ bầu nhau thai thấp vẫn có thể uống nước dừa

Mẹ bầu nên lưu ý những điều gì khi có hiện tượng nhau bám thấp

Những vấn đề kiêng cữ khi gặp tình trạng nhau bám thấp hay nhau thai bam thap can kieng nhung gi cũng là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu.

Đầu tiên, khi phát hiện ra những dấu hiệu của tình trạng nhau bám thấp, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện có khoa sản gần nhất để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. 

Ngoài việc tuân thủ đúng những chỉ định điều trị của bác sĩ, mẹ bầu cần lưu ý thêm:

  • Dành tối đa thời gian để tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi. Tránh việc nằm một chỗ quá lâu, nhưng cũng hạn chế đi lại, vận động quá sức.
  • Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng trong quãng thời gian này.
  • Tránh những tác động lên vùng bụng.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không ăn những thực phẩm dễ gây táo bón, khó tiêu, đầy bụng.

Qua những thông tin được chia sẻ phía trên, hy vọng các mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc nhau bám thấp có nguy hiểm không. Nhau thai bám thấp nếu không được theo dõi thường xuyên và chặt chẽ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hãy tuân thủ đúng lịch hẹn của các bác sĩ và nghỉ ngơi thật tốt.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế