49

Bầu ăn cua biển được không? Những lợi ích của cua biển

Phạm Thị Huế 15/03/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Cua biển vốn là loại hải sản được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, cực giàu dinh dưỡng và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng cua có tính hàn nên bà bầu không được ăn cua. Vậy sự thật là như thế nào? Bầu ăn cua biển được không? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Bà bầu ăn cua biển được không?

Bầu ăn cua biển được không?
Bầu ăn cua biển được không?

Phụ nữ trong thai kỳ thường rất cẩn thận chuyện ăn uống, vì bất cứ thứ gì họ ăn vào cơ thể đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của em bé. Cũng bởi lẽ đó, mẹ bầu luôn có tâm trạng lo lắng, hoài nghi mỗi khi ăn những món ăn hơi đặc biệt.

Cua biển vốn là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin quan trọng khác. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng bà bầu hoàn toàn có thể ăn cua biển với số lượng vừa phải và đồ ăn đã được nấu chín kỹ. 

Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn cua biển khoảng 2 lần để bổ sung canxi cùng nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Ngoài lượng canxi dồi dào giúp hệ xương và răng phát triển vượt trội, cua biển còn cung cấp hàm lượng sắt đáng kể giúp mẹ bầu tránh tình trạng thiếu máu.

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn cua biển được không? Dù biết rằng cua biển mang lại giá trị dinh dưỡng cao và khá an toàn đối với mẹ bầu, nhưng ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên mẹ bầu cần tránh ăn cua biển. Hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao của cua biển không phù hợp với những mẹ bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Không chỉ vậy, dù chỉ chứa một lượng rất nhỏ nhưng các loại chất độc như dioxin và polychlorinated biphenyls có thể gây ra dị tật thai nhi.

Lợi ích của việc mẹ bầu ăn cua biển trong suốt thai kỳ

Cua biển mang đến nhiều lợi ích cho thai kỳ
Cua biển mang đến nhiều lợi ích cho thai kỳ

Sau khi đã giải đáp thắc mắc có bầu ăn cua được không, cùng nhau tìm hiểu về những lợi ích mà cua biển mang lại cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ nhé!

  • Hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi: Cua biển là nguồn cung cấp omega – 3, vitamin A, vitamin D và protein dồi dào. Vì vậy, nếu mẹ bầu thường xuyên bổ sung cua vào thực đơn hàng ngày thì có thể giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Axit béo Omega – 3 có chứa trong thịt cua giúp cân bằng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa việc xơ vữa động mạch. Cũng nhờ đó mà hệ tim mạch hoạt động tốt hơn, tăng cường chức năng tuần hoàn máu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Thịt cua cung cấp nhiều hoạt chất chống oxy hóa cùng axit amino giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi gốc tự do có hại. Nhờ đó mà sức đề kháng của mẹ bầu cũng được cải thiện hơn rất nhiều, phòng tránh khỏi nguy cơ lây lan các bệnh thường gặp như cảm cúm, sốt,…
  • Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Phụ nữ mang thai có nhu cầu về sắt nhiều hơn so với người bình thường, vì vậy mẹ bầu phải thường xuyên bổ sung thêm sắt ở chế độ ăn hàng ngày.Hàm lượng sắt dồi dào có trong thịt cua biển có thể giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Hỗ trợ phát triển hệ xương và răng ở thai nhi: Cua biển cung cấp cho mẹ bầu và thai nhi một hàm lượng canxi dồi dào. Hàm lượng canxi đó có thể giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu canxi gây nhức mỏi xương khớp, đau lưng, đau hông. Đồng thời cũng hỗ trợ tích cực cho sự phát triển hệ xương và răng ở thai nhi.
  • Kiểm soát cân nặng tốt: Dù cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại cung cấp khá ít calo. Điều này cho phép mẹ bầu có thể ăn cua đều đặn mà không sợ việc tăng cân.
  • Ngăn ngừa dị tật thai nhi: Trong thịt cua có chứa folate – một loại vitamin thiết yếu giúp ngăn ngừa chứng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng mẹ bầu: Khi mang thai, phụ nữ thường dễ xúc động, tâm lý thay đổi thất thường và hay bị lo lắng thái quá do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Một số mẹ bầu còn gặp phải tình trạng trầm cảm nếu không kiểm soát được những suy nghĩ tiêu cực. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những dưỡng chất từ cua có thể góp phần giúp mẹ bầu suy nghĩ tích cực, vui vẻ hơn.
  • Bổ sung vitamin B9: Đây là loại vitamin quan trọng đối với quá trình mang thai, hỗ trợ phòng tránh dị tật thai nhi. Vitamin B9 thường có nhiều trong rau củ quả và thịt cua. Vì vậy, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm cua biển trong thực đơn dinh dưỡng hàng tuần của mình.

Phụ nữ mang thai nên ăn bao nhiêu cua là hợp lý

Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn cua với lượng vừa phải
Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn cua với lượng vừa phải

Ngoài câu hỏi bà bầu ăn cua biển được không, nhiều chị em cũng rất thắc mắc vấn đề nên ăn cua biển bao nhiêu thì hợp lý. 

Theo các chuyên gia, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 168gr thịt cua và nên chia thành 2 lần ăn. Nếu mẹ bầu có thể trạng đặc biệt, từng có tiền sử bị dị ứng hải sản thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn cua.

Cua biển là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nguồn vitamin A, vitamin D cùng axit béo Omega – 3 dồi dào từ cua biển rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và mắt của bé.

Lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn cua biển

Để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà bầu và em bé, bà bầu ăn cua biển cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

Chọn mua cua tại những nơi uy tín

Chọn mua cua tươi sống tại những nơi uy tín
Chọn mua cua tươi sống tại những nơi uy tín

Một số loại cua biển đánh bắt ở những vùng nước ô nhiễm có thể mang nhiều độc tố hơn. Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu, vì vậy mẹ bầu cần lựa chọn những địa chỉ bán cua uy tín, đảm bảo xuất xứ rõ ràng. 

Ngoài ra, mẹ bầu cần lựa chọn những con cua còn tươi sống và tuyệt đối không mua cua chết hoặc cua ngộp. Mẹo nhỏ để chọn cua tươi ngon đó là bạn hãy ấn tay vào yếm cua, nếu yếm không bị lún hoặc vỡ thì đó là những con cua chắc thịt. Mẹ bầu cũng chú ý không chọn những con cua đã bị gãy càng, gãy chân. Khi nấu chín thịt cua có màu trắng đục và không bị nhão thì đó là cua ngon, tươi sống & chắc thịt.

Ăn thịt cua đã được nấu chín kỹ càng

Đây có thể xem là yếu tố quan trọng nhất để mẹ bầu có thể ăn cua biển một cách an toàn. Mẹ bầu cần đảm bảo rằng cua biển đã được nấu chín kỹ và hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Ăn cua sống có thể tiềm ẩn nguy cơ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm và thậm chí là sảy thai hay dọa sinh non do chúng tồn tại rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn. Tuyệt đối không nên ăn gỏi cua, cua ngâm tương Hàn Quốc hay những món có thịt cua sống.

Không nên ăn quá nhiều cua

Trong cua có chứa một lượng nhỏ thủy ngân cùng một vài chất độc khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Thịt cua cũng chứa quá nhiều dưỡng chất, vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều một lúc. 

Chế độ ăn hợp lý là 2 lần/tuần, và tổng khối lượng thịt cua có thể ăn là 168gr.

Không nên ăn thịt cua cùng quả hồng và uống nước trà

Quả hồng và nước trà là hai loại thực phẩm kỵ nhau. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm đó cùng thịt cua thì có thể gây ra hiện tượng buồn nôn, ói mửa,…cho mẹ bầu.

Không trữ lạnh thịt cua đã nấu chín

Thịt cua sau khi nấu chín cần được ăn hết, không trữ trong tủ lạnh
Thịt cua sau khi nấu chín cần được ăn hết, không trữ trong tủ lạnh

Trong thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm, vì vậy mẹ bầu cần ăn ngay sau khi cua đã được nấu chín. Nếu để nguội và bảo quản qua đêm trong tủ lạnh thì thịt cua có thể bị nhiều tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập.

Không nên ăn thịt cua đông lạnh

Sở dĩ mẹ bầu cần tránh món ăn này là bởi nhiều vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào thịt cua dù ở nhiệt độ thấp. Thịt chế biến sẵn cũng chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Cua biển là món ăn giàu dinh dưỡng và được nhiều bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên ăn.

Việc bổ sung hàm lượng vừa phải các dưỡng chất từ cua biển có thể giúp mẹ bầu và em bé cùng trải qua thai kỳ khỏe mạnh hơn. Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, bạn đã hiểu rõ bầu ăn cua biển được không và nên ăn như thế nào mới hợp lý.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế