Bế sản dịch nguy hiểm ra sao ? Nguyên nhân và cách điều trị
Bế sản dịch là tình trạng khi chất lỏng còn sót lại trong tử cung sau quá trình sinh nở không được loại bỏ đầy đủ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để tránh rủi ro này, mẹ bầu cần hiểu rõ về bế sản dịch và cách phòng ngừa. Nếu điều này xảy ra, việc xử trí kịp thời là quan trọng để tránh nguy cơ tiềm ẩn. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng tránh ngay bên dưới đây nhé!
Mục lục
Bế sản dịch sau sinh là gì
Sau khi sản phụ sinh bé bằng sinh thường và sinh mổ thì nhau thai sẽ được lấy ra ngoài. Vì khi này tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn. Trong trường hợp tử cung co hồi tốt sẽ thúc đẩy việc cầm máu sinh lý tốt hơn. Và giúp hạn chế tối đa sự mất máu sau sinh. Sau khi sinh mổ hoặc sinh thường, mẹ thường có tình trạng sản dịch bị ứ đọng trong tử cung.
Nếu sản dịch này không thoát ra ngoài được thì sẽ được gọi là bế sản dịch. Nếu mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến sản dịch bị nhiễm khuẩn. Từ đó gây ra tình trạng chảy máu không cầm và bị rối loạn đông máu. Điều này cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
Các triệu chứng bế sản dịch sau sinh thường thường gặp
Trong những ngày đầu sau khi sinh, cơ thể sẽ đẩy ra một lượng máu khá lớn. Máu sẽ có màu đỏ tươi giống như kinh nguyệt, kèm theo những cục máu đông nhỏ. Và 10 ngày sau khi sinh, sản dịch loãng dần. Máu lúc này chủ yếu là các tế bào bạch cầu và tế bào từ niêm mạc tử cung.
Các ngày sau đó, sản dịch sẽ tiết ít dần trước khi hết hoàn toàn sau 2 – 4 tuần. Một số sản phụ sẽ vẫn tiếp tục ra dịch sản trong vài tuần, tối đa 45 ngày sau sinh. Đây là quá trình diễn ra ở những sản phụ có sản dịch bình thường. Trường hợp nếu bạn thấy mình xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây. Rất có thể mẹ đang gặp phải hiện tượng bế tắc sản dịch phụ khoa:
- Cảm thấy sản dịch chảy rất ít và có mùi hôi vì bị nhiễm trùng
- Bị căng tức vùng hạ vị, đôi khi có cơn đau âm ỉ
- Cảm thấy có cục cứng ở bụng, rõ nhất là khi sờ vào
- Nhiệt độ cơ thể lên quá cao
- Cổ tử cung đóng kín, cảm thấy đau khi ấn nhẹ vào đáy tử cung.
Dấu hiệu bị bế sản dịch sau sinh mổ phổ biến
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bế sản dịch sau sinh mổ. Chẳng hạn như sốt 38-39 độ C, đau tức ở vùng bụng dưới. Khi sờ sẽ thấy cứng ở bụng có cục ở trong, sản dịch có mùi hôi tanh vì nhiễm trùng. Khi hết sản dịch sẽ thấy tình trạng ra máu đỏ tươi rồi nhạt dần. Đây là dấu hiệu cơ thể đang hoạt động quá mức và sản phụ cần thêm thời gian phục hồi.
Hiện tượng hết sản dịch lại ra máu tươi (kinh non) có thể xảy ra với 25% sản phụ. Và điều này có thể xảy ra trong vòng 6 tuần đầu sau sinh. Hiện tượng này là do niêm mạc tử cung đang trong quá trình phục hồi và bong ra cơ thể. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường, sản phụ không cần quá lo lắng khi thấy kinh non.
Sản phụ sẽ thấy ra máu đỏ thẫm trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều khoảng 250ml. Đồng thời có kèm theo sản dịch thoát ra ngoài kéo theo các cục máu đông nhỏ. Xuất hiện máu đỏ thẫm kéo dài hơn 10 ngày sau sinh thì nên đến bác sĩ kiểm tra lại. Khi sản dịch có mùi hôi, kèm đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung. Tình trạng sản dịch hết nhanh nhưng lại đau và chướng bụng có thể do tử cung có vấn đề.
Những biến chứng nguy hiểm của bế sản dịch
Bế tắc sản dịch sẽ gây những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Những biến chứng này bao gồm, nhiễm khuẩn máu, gây rối loạn đông máu và chảy máu không cầm. Những trường hợp nặng, mẹ có thể đối mặt với việc phải cắt bỏ tử cung. Suốt quá trình sinh dù là sinh thường hay sinh mổ, mẹ sẽ thường mất khoảng 500 – 1000ml máu.
Trong một số trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, mẹ thậm chí còn mất nhiều máu hơn. Nếu mất máu quá nhiều và lâu sẽ khiến tử cung bị co bóp kém. Điều này có thể do tử cung không thể tự co bóp. Từ đó dẫn đến tử cung không thể đẩy được sản dịch ra ngoài và gây ứ đọng bên trong.
Bị bế sản dịch chữa thế nào?
Trong tình trạng bế sản dịch kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể sản phụ. Bình thường thì các bác sĩ thực hiện nong cổ tử cung để tống đẩy sản dịch. Từ đó có thể lấy hết phần dịch ứ đọng bên trong cổ tử cung đi ra ngoài. Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác cũng được bác sĩ khuyến cáo để chữa trị bế tắc sản dịch như sau:
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân bế tắc sản dịch
Các bác sĩ sẽ biết liệu bạn có tình trạng bế sản dịch không bằng cách khám tổng quát. Quá trình này bao gồm khám bụng, khám âm đạo và kiểm tra cổ tử cung. Từ đó sẽ xem được cổ tử cung có đóng kín hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng để tìm nguyên nhân gây bế sản dịch. Từ đó giúp mẹ tìm ra được phương pháp can thiệp chữa trị hợp lý.
Công việc chẩn đoán bế tắc sản dịch thường dựa vào khám bệnh và hỏi bệnh sử. Nếu tình trạng bệnh đã có biến chứng, bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm máu. Từ đó có thể kiểm tra được tình trạng nhiễm khuẩn bên trong. Đồng thời cũng chuẩn đoán được có các triệu chứng rối loạn đông cầm máu kèm theo hay không.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt của sản phụ sau sinh rất quan trọng. Nếu sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc trị bế tắc sản dịch, chẳng hạn như:
- Không nên hút thuốc lá
- Không uống rượu bia
- Tránh nhịn tiểu
- Tập thói quen đi tiểu mỗi 2 – 3 giờ
- Thay băng vệ sinh sau 2 – 3 giờ mỗi lần
- Không nên thụt rửa âm đạo
- Nên tắm bằng vòi sen và hạn chế tắm bồn
- Không sử dụng các loại khăn ướt có chứa hóa chất, mùi hương để lau vùng kín
- Việc vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch. Hoặc là dung dịch vệ sinh phụ nữ, lau khô, sau mỗi lần thay băng rất quan trọng
- không nên nằm nhiều, hãy tập đi lại nhẹ nhàng. Trường hợp không gặp các vấn đề sức khỏe thì sản phụ chỉ nên nằm nghỉ khoảng 6 – 7 giờ đầu. Sau đó vận động nhẹ nhàng là cách giúp thoát sản dịch ra nhanh vô cùng hiệu quả
- Cho bé bú sớm giúp kích thích tử cung co bóp nhanh để tống sản dịch ra ngoài
- Không suy nghĩ căng thẳng, tập thư giãn, tập thiền yoga, tập hít thở.
Các phương pháp điều trị
Tình trạng bế sản dịch kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể sản phụ. Thường thì các bác sĩ thực hiện nong cổ tử cung để tống đẩy sản dịch. Phương pháp nong cổ tử cung được đánh giá là phương pháp an toàn, hữu hiệu nhất để điều trị bệnh này.
Trên lý thuyết thì nong cổ tử cung là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Đây cũng là một thủ thuật khá đơn giản, nhẹ nhàng trong điều trị bệnh bế sản dịch sau sinh. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy tế bào bên trong. Khi thực hiện cũng sẽ đưa lượng dịch bị ứ đọng và lớp tế bào bị bong tróc ra ngoài.
Tuy vậy, trước khi thực hiện thì bắt buộc sản phụ sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra. Điều này là để xem bên trong tử cung sản phụ có sản dịch nhiều hay ít. Việc nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng cũng là cách điều trị bệnh này hiệu quả. Khi mẹ vận động sẽ giúp tử cung co hồi rất tốt để tống dần sản dịch ra ngoài.
Nong cổ tử cung có đau không?
Các bác sĩ sẽ chèn mỏ vịt vào âm đạo và nong dần để cổ tử cung giãn từ từ. Khi nong cho tử cung mở ra đủ rộng, bác sĩ sẽ nạo các sản dịch có trong tử cung. Trường hợp này sản phụ sẽ được gây mê hoặc gây tê nên trong quá trình thực hiện. Vì vậy sản phụ sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong suốt quá trình nong cổ tử cung.
Hút dịch tử cung
Với những trường hợp ứ dịch tử cung nặng mà dùng thuốc không hiệu quả thì sản phụ sẽ được chỉ định hút sản dịch. Thì bác sĩ sử dụng ống hút lấy hết sản dịch bị ứ đọng bên trong tử cung. Những ống hút này phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối và tránh gây viêm nhiễm.
Dùng thuốc gây co bóp tử cung
Chủ yếu nguyên nhân gây ra tình trạng tắc sản dịch là do tử cung co bóp kém. Từ đó mới dẫn đến hiện tượng tử cung không đẩy được sản dịch ra ngoài. Vậy nên, việc điều trị bệnh này bác sĩ có thể cho can thiệp bằng thuốc. Tác dụng của thuốc là giúp kích thích tử cung của sản phụ co bóp mạnh hơn. Từ đó giúp đẩy hết các chất còn sót lại trong tử cung đi ra ngoài.
Các phương pháp phòng tránh bế sản dịch
Sản dịch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển rất nhanh. Từ đó rất dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo và tử cung của mẹ. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên thay băng vệ sinh, ít nhất là 3 tiếng một lần. Mỗi lần thay băng mẹ nên vệ sinh lại vùng kín sạch sẽ và giữ cho vùng kín khô ráo.
Ngoài ra, mẹ cũng cần vận động nhẹ nhàng và không nên nằm quá nhiều. Việc vận động nhẹ nhàng là cách giúp đẩy sản dịch ra nhanh vô cùng hiệu quả. Dù nghỉ ngơi giúp sản phụ nhanh lại sức nhưng nếu không muốn bị ứ sản dịch sau sinh thì nên vận động nhẹ nhàng, liên tục.
Lời kết cho mẹ sau sinh
Theo nghiên cứu của các chuyên khoa sản khoa, nếu mẹ không kiêng tốt sau sinh, thì mẹ rất dễ mắc các bệnh hậu sản như là bế sản dịch và những bệnh khác kèm theo. Các triệu chứng thường thấy là mẹ dễ bị đau lưng và cơ thể mệt mỏi. Và cũng sẽ hay đau đầu, dễ đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm, tâm trạng thất thường. Vì vậy việc kiêng cữ sau sinh thật sự vẫn rất cần thiết để mẹ hồi phục sức khỏe. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ kiến thức để mẹ biết cách kiêng cữ sau khi sinh theo khoa học đúng cách.