108

Bà bầu đi bơi có tốt không? Những lưu ý bà bầu cần biết khi đi bơi

Phạm Thị Huế 25/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Bơi lội là một hoạt động thể thao giúp nâng cao sức khỏe hiệu quả cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu đi bơi trong giai đoạn thai kỳ phải đặc biệt cẩn thận để bảo vệ an toàn cho thai nhi. Cùng tìm hiểu những lợi ích cũng như những lưu ý mà các mẹ bầu cần biết khi đi bơi qua nội dung dưới đây nhé.

Bà bầu có đi bơi được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể đi bơi để cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu đi bơi có thể giúp cơ thể săn chắc và dễ dàng sinh nở hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích bất ngờ đó, mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý những trường hợp không nên đi bơi. Để an toàn hơn, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi đi bơi.

Bà bầu đi bơi được không
Bơi lội mang tới nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Những lợi ích bất ngờ khi mẹ bầu đi bơi

Mang thời chính là thời kỳ nhạy cảm, do đó không ít mẹ bầu băn khoăn rằng bà bầu có nên đi bơi không. Bơi lội mang đến cho các mẹ bầu những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cơ thể và sinh sản.

Thư giãn và cải thiện giấc ngủ

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu thường xuyên cảm thấy lo âu, tinh thần trở nên mệt mỏi. Do đó, bà bầu đi bơi sẽ giúp giải tỏa những lo lắng, thư thái tinh thần, đồng thời cho cơ thể thư giãn dễ chịu, cải thiện giấc ngủ ngon hơn.

Bà bầu đi bơi giúp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn
Bà bầu đi bơi giúp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn

Giảm sưng mắt cá chân, bàn chân

Phụ nữ mang thai đa số đều bị sưng và phù nề bàn chân và mắt cá chân. Hoạt động bơi lội sẽ tác động chính vào tay và chân giúp bà bầu kéo giãn xương khớp, giảm bớt tình trạng sưng và phù nề.

Giảm tình trạng đau thần kinh tọa

Càng về sau của thai kỳ, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên những dây thần kinh ở phần lưng và hông khiến mẹ bầu đau nhức. Vì vậy, khi bà bầu đi bơi, em bé trong bụng cũng nổi lên cùng mẹ, làm giảm tình trạng chèn ép cho mẹ thoải mái và bớt đau hơn.

Giảm ốm nghén thai kỳ

Một trong những triệu chứng bà bầu thường gặp là dễ nổi nóng và buồn nôn vì thân nhiệt bà bầu tăng cao hơn, mồ hôi đổ nhiều hơn dẫn đến khó chịu, nóng bức. Đi bơi giúp cơ thể mẹ bầu mát mẻ hơn, từ đó giải tỏa cơn nóng và cải thiện chứng ốm nghén, nôn mửa trong thai kỳ.

Đi bơi giúp các mẹ cải thiện chứng ốm nghén thai kỳ
Đi bơi giúp các mẹ cải thiện chứng ốm nghén thai kỳ

Cải thiện vóc dáng

Bơi lội không chỉ giúp mẹ bầu giải tỏa áp lực, thư giãn về tinh thần mà còn giúp cơ thể săn chắc, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Bơi lội sẽ đốt cháy calo cũng như lượng mỡ thừa cho chị em mang thai gọn gàng và dễ dàng sinh nở hơn.

Những trường hợp bà bầu không nên đi bơi

Mặc dù bơi lội mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu, nhưng không phải ai cũng có được thể trạng thích hợp với bộ môn hoạt động này. Do đó, những trường hợp bà bầu dưới đây cần lưu ý không nên đi bơi:

  • Mẹ bầu có dấu hiệu bị động thai, dọa sinh non, từng có tiền sử bị sảy thai hay sinh non hoặc bị tiểu đường, cao huyết áp.
  • Mẹ bầu ở thời điểm những tháng đầu và những giai đoạn cuối của thai kỳ tránh đi bơi vì lúc này, thai nhi sẽ không ổn định để các mẹ bầu vận động như bơi lội.
  • Mẹ bầu bị đau bụng, mất nước, xuất hiện cơn co thắt ở tử cung, cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc nhịp tim không đều.
Mẹ bầu không nên đi bơi trong thời gian đầu thai kỳ
Mẹ bầu không nên đi bơi trong thời gian đầu thai kỳ

Lưu ý khi bà bầu đi chơi

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ đề trở nên nhạy cảm và lo lắng với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là các bộ môn hoạt động như bơi lội. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho cả bản thân và em bé, các mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây khi đi bơi.

Thời gian bơi

Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên dành khoảng 30 phút để bơi, đồng thời chỉ thực hiện các thư thế bơi dễ dàng và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, các mẹ cần tránh lặn sâu để áp lực nước không chèn ép lên bụng và tử cung dẫn đến khả năng sảy thai.

Mẹ bầu chỉ nên bơi trong khoảng 30 phút
Mẹ bầu chỉ nên bơi trong khoảng 30 phút

Nhiệt độ hồ bơi thích hợp

Nhiệt độ bể bơi thích hợp nhất dành cho các bà bầu đi bơi ở mức 29 – 30 độ C. Với khoảng nhiệt độ này, các mô cơ trong cơ thể của mẹ sẽ không bị co giật và không khiến thai phụ bị mệt mỏi.

Nếu như hồ bơi có nhiệt độ quá nóng thì cơ thể mẹ bầu có thể tăng lên tới 38 độ C khiến thai nhi có nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh gây bại não, đồng thời khiến mẹ sảy thai. Còn nếu như bà bầu đi bơi ở nhiệt độ dưới 28 độ C thì dễ dẫn đến vấn đề mẹ bầu bị co thắt ở tử cung gây sinh non hoặc sảy thai.

Đo huyết áp trước khi bơi

Các mẹ bầu cần kiểm tra huyết áp và mạch đập trước khi xuống bơi để đảm bảo rằng trạng thái cơ thể bình thường và sức khỏe ổn định. Đồng thời, khi bà bầu đi bơi cần có người thân đi cùng để kịp thời ứng biến cho những trường hợp bất trắc vô tình xảy ra.

Bà bầu cần đo huyết áp cũng như nhịp tim trước khi bơi
Bà bầu cần đo huyết áp cũng như nhịp tim trước khi bơi

Đi đứng cẩn thận

Các khu vực xung quanh bể bơi cũng như thành hồ thường dễ gây trơn trượt vì lượng nước động. Do đó, các mẹ cần đặc biệt chú ý bước đi cẩn thận để tránh gây nguy hiểm đến mẹ và bé. Tốt nhất, khi đi bơi, các mẹ bầu phải có người thân đi kề bên dìu dắt để tránh trượt ngã, đảm bảo an toàn hơn bao giờ hết.

Uống nước

Khi tham gia bơi lội, cơ thể mẹ bầu sẽ buồn tiểu nhiều hơn và dẫn đến mất nước. Từ đó, trước và sau khi đi bơi thì mẹ đều phải nhớ uống khoảng 500ml nước suối để bổ sung cho cơ thể.

Thời gian thích hợp trong ngày cho bà bầu đi bơi

Thời điểm để bà bầu đi bơi tốt nhất là khi thai được từ 5 – 7 tháng. Lúc này, thai nhi đã phát triển một cách ổn định, các cơ quan cũng như chức năng sinh lý đều đã vận hành tốt để mẹ có thể an tâm đi bơi.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên lưu ý, thời gian đi bơi mang lại lợi ích thiết thực tốt nhất là vào lúc chiều mát. Bởi vì khi này, không khí vẫn còn ấm, đồng thời cơ thể mẹ bầu cũng được điều hòa ổn định với môi trường xung quanh.

Mẹ bầu tuyệt đối phải tránh đi bơi vào lúc trời nắng gắt hoặc vào sáng sớm bời những thời điểm này có sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu có thể bị chóng mặt, đầu óc quay cuồng, dễ mắc bệnh cảm hay sốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi.

Buổi chiều mát là thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi
Buổi chiều mát là thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi

Lưu ý sau khi bơi cho bà bầu

Không chỉ phải chú ý khi xuống hồ bơi, bà bầu còn cần lưu ý những điều dưới đây sau khi bơi để sức khỏe của mẹ và bé được khỏe mạnh nhất:

  • Hãy chuẩn bị một đôi dép chống trơn trượt để mẹ bầu dùng khi lên khỏi hồ bơi.
  • Sai khi bơi xong, mẹ bầu cần tắm rửa lại ngay, không ngồi thêm ở bất cứ đâu vì vi khuẩn xung quanh sẽ dễ dàng xâm nhập qua âm đạo.
  • Tránh để bị khát nước quá lâu, do đó cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt là sau khi bơi xong.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không được tắm hơi sau khi đi bơi.
  • Nhớ phải đi tiểu khi bơi xong để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm âm đạo.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để vệ sinh mắt, đồng thời giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Như vậy, bà bầu đi bơi giúp mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý những việc cần làm trước và sau khi bơi. Bên cạnh đó, hãy thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để mẹ bầu đi bơi an toàn nhất nhé.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế