Mẹ bầu ăn mì cay được không? Mách nhỏ cách ăn mì cay an toàn
Khi mang thai, mẹ bầu luôn đặt sức khỏe lên hàng đầu. Do đó, những món ăn và chế độ dinh dưỡng lành mạnh thường được ưu tiên để tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, vấn đề bầu ăn mì cay được không vẫn thường xuyên trở thành chủ đề nóng bị bàn luận. Ở bài viết này, các mẹ bầu hãy tham khảo những thông tin dưới đây và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Mục lục
Thành phần của mì cay
Để trả lời được vấn đề bầu ăn mì cay được không, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thành phần của mì cay, trong mì cay có gì mà lại khiến các mẹ bầu cân nhắc đến thế.
Cũng như các loại mì khác, mì cay có thành phần bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất tạo ngọt, chất bảo quản, bột ngọt, phụ gia… và đặc biệt là hợp chất capsaicin – thành phần tạo nên vị cay nồng đặc trưng thường được tìm thấy trong nhiều loại ớt.
Mì cay không có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết, nên không thể thay thế được bất kỳ thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Sao mẹ bầu lại thèm mì cay?
Quá trình mang thai, với sự thay đổi của nội tiết tố sẽ dễ dẫn đến những sự nhạy cảm về mùi và vị khác nhau. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng mẹ bầu thèm thực phẩm nào sẽ có nguyên nhân liên quan đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nguyên nhân mẹ bầu thèm mì cay nói riêng hay vị cay nói chung thực tế vẫn chưa tìm được lời giải thích cụ thể ở nghiên cứu khoa học, bởi mỗi mẹ bầu lại nghén hay thèm các vị khác nhau khó lý giải.
Do đó, nếu mẹ bầu thèm ăn cay hay vị nào khác lạ thì cũng không cần quá lo lắng bởi vị giác hay cảm nhận của mẹ bầu thường thay đổi ít nhiều khi mang thai.
Mẹ bầu ăn mì cay được không?
Việc mẹ bầu ăn đồ cay không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng chất bảo quản, chất điều vị, phụ gia có trong mì cay lại mang đến những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Mì cay lại có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chỉ chủ yếu phục vụ việc thèm vị cay nóng của mẹ bầu mà không lại lợi ích nhiều cho sức khỏe.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mì cay nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là đối với các mẹ bầu mắc bệnh tăng lipid máu, tăng huyết áp, bệnh lý về dạ dày, cơ địa dị ứng, táo bón thì càng không nên ăn.
Đặc biệt, khi ăn mì cay, mẹ bầu nên ăn với lượng ít, mỗi lần ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lần.
Ảnh hưởng của mì cay đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Giai đoạn mang thai với những thay đổi đặc biệt có thể khiến mẹ bầu thèm ăn những thực phẩm khác nhau và mì cay cũng là một trong số đó. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mì cay khi quá thèm, nhưng cần ăn với lượng vừa phải và cân nhắc những ảnh hưởng của mì cay đối với sức khỏe.
Vài lợi ích cần kể đến khi mẹ bầu ăn mì cay
- Nhờ hợp chất capsaicin có trong mì cay mà khi ăn đúng cách, mẹ bầu có thể tự giảm bớt mỡ nội tạng dư thừa, kích thích quá trình trao đổi chất.
- Mẹ bầu ăn mì cay khi mang thai giúp hỗ trợ tăng chỉ số HDL máu, đồng thời giảm chỉ số LDL, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Không chỉ vậy, nhờ sự có mặt của hợp chất capsaicin, mì cay còn có tác dụng tăng tiết dịch tiêu hóa, chống lại vi khuẩn có hại cho đường ruột, từ đó cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Những tác hại mẹ bầu cần cân nhắc khi ăn mì cay
- Mì cay chứa một lượng muối lớn, nhiều hơn khuyến nghị sử dụng hàng ngày, do đó mẹ bầu ăn mì cay dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, nguy cơ tiền sản giật và đặc biệt dễ làm cho thai nhi chậm phát triển hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu hay gặp phải tình trạng ốm nghén. Nếu mẹ bầu ăn mì cay vào lúc này sẽ dễ khiến tình trạng trên trở nên nặng hơn, mẹ bầu sẽ càng dễ nôn, buồn nôn hơn.
- Ngoài ra, mẹ bầu ăn quá nhiều mì cay còn dễ dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Sợi mì được chiên trong dầu nên dễ khiến mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.
- Những mẹ bầu quá nhạy cảm với thành phần capsaicin có trong mì cay còn dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy.
- Mì cay chứa thành phần nhiều phụ gia, chất bảo quản, hầu như không chứa dinh dưỡng tốt nên dễ gây thiếu chất trong chế độ ăn, ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, những chất bảo quản công nghiệp này còn dễ dẫn đến nguy cơ tăng phát triển tế bào ung thư.
- Mẹ bầu ăn mì cay quá nhiều còn dễ gây ra sảy thai, chuyển dạ sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Chế độ ăn của mẹ bầu còn ảnh hưởng đến vị giác của trẻ sau khi sinh ra bằng tất cả các món ăn lúc mang thai. Do đó, mẹ bầu cần cân nhắc khi sử dụng quá nhiều mì cay để tránh ảnh hưởng đến vị giác của em bé.
Cách ăn mì cay an toàn cho mẹ bầu
- Ăn thử mì cay và ăn với lượng vừa phải: Nếu mẹ bầu thèm ăn mì cay nói riêng và đồ cay nói chung mà trước đó chưa từng ăn quen thì mẹ bầu nên bắt đầu ăn từ từ từng ít một. Sau đó, mẹ bầu nên ăn với lượng vừa phải và không ăn quá nhiều, thời gian kéo dài, không ăn thường xuyên trong mỗi bữa ăn.
- Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, lượng tính theo cân nặng để đảm bảo thanh lọc cơ thể, bù nước, tốt cho lượng ối và giảm thiểu tác hại khi ăn mì cay.
- Kết hợp thực phẩm: Khi ăn mì cay, mẹ bầu nên ăn kèm với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như tôm, thịt các loại để cung cấp chất đạm, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi hay thêm rau xanh để cung cấp vitamin và cải thiện tình trạng táo bón: cải cúc, cải xanh, dưa chuột, giá đỗ… Lưu ý khi sử dụng các thực phẩm này, mẹ bầu cần chọn mua ở nơi uy tín, mang rửa sạch và nấu chín để đảm bảo an toàn.
Mẹ bầu có thể biến tấu món mì cay với nhiều cách mới lạ như:
- Mì cay Hàn Quốc với nguyên liệu: mì Hàn Quốc, nấm kim chi, bông cải xanh, bắp cải tím, tôm, mực tươi, thịt bò, kim chi, gia vị hạt nêm, đường, ớt bột, muối…
- Mì cay healthy với nguyên liệu: mì cay, cà chua, chả cá, ức gà, bắp cải, bí ngòi, nấm kim châm, hỗn hợp rau củ và các gia vị bột ớt, xì dầu, hạt nêm, muối, tiêu…
- Mì cay samyang phô mai với nguyên liệu: mì cay, trứng gà, phô mai lát, đậu cove, hành boa rô…
- Cách chọn mua: Khi chọn mua mì cay, mẹ bầu lưu ý xem kỹ nhãn sản phẩm, hạn sử dụng, thành phần ghi trên bao bì để chọn được loại mì cay với độ cay vừa phải của thương hiệu uy tín.
- Hạn chế gia vị: Ngoài ra, khi chế biến mì cay, mẹ bầu không nên cho toàn bộ mà cần cho vừa phải gia vị bên trong gói và hạn chế không uống nước mì để giảm lượng muối khi ăn.
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên đây, mẹ bầu đã có câu trả lời cụ thể cho vấn đề bầu ăn mì cay được không và có cho mình lựa chọn đúng đắn nhất. Mì cay có cả lợi ích và tác hại nếu mẹ bầu ăn quá nhiều, do đó khi mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để tốt nhất cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!