150

Bà bầu ăn cua được không? Ăn từ tháng mấy? Ăn nhiều có tốt không?

Phạm Thị Huế 15/03/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Cua là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, cua có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra dị ứng hay nhiễm khuẩn. Điều này khiến các mẹ bầu băn khoăn lo lắng khi muốn ăn cua vì khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cần phải cẩn thận nhiều hơn. Vậy cùng nhau tìm hiểu liệu rằng bà bầu ăn cua được không nhé!

Giá trị dinh dưỡng mà cua mang lại

Cua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Cua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Trước khi giải đáp thắc mắc có bầu ăn cua được không, hãy cùng tìm hiểu một số thành phần dinh dưỡng của thịt cua nhé!

Cua là động vật thủy sinh, sống ở cả môi trường nước mặn và ngọt. Thịt cua mang đến nhiều dưỡng chất như protein, chất béo, chất khoáng cùng một số loại vitamin quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng protein có trong thịt cua cao hơn nhiều so với những loại thịt cá khác. Tuy vậy, protein trong thịt cua lại rất dễ tiêu hóa nên bạn không cảm thấy đầy bụng khó chịu khi ăn cua.

Trung bình trong 100g thịt cua sẽ chứa những dưỡng chất sau: 3.3g lipid, 12.3g protid, 5.04g canxi, 430mg phốt pho, 4.7mg sắt. Cùng với đó là hàm lượng vitamin B1, B2, B6 dồi dào và lượng cholesterol trong khoảng 30 – 56 mg/kg.

Theo nghiên cứu, trong cua có chứa tới 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể gồm: Lysine, methionine, leucine, valine, tryptophan, isoleucine, threonine, phenylalanine. Thịt cua cũng chứa rất ít hàm lượng thủy ngân, đây là một điều có lợi cho sức khỏe của bạn. 

Bà bầu ăn cua được không?

Mẹ bầu có thể ăn cua và nên ăn 2 lần mỗi tuần
Mẹ bầu có thể ăn cua và nên ăn 2 lần mỗi tuần

Theo ý kiến của các chuyên gia, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn cua và nên ăn hàng tuần để bổ sung canxi cùng nhiều dưỡng chất cần thiết. Hàm lượng canxi này hỗ trợ phát triển khung xương và răng của trẻ, khắc phục tình trạng thiếu hụt canxi thường gặp ở mẹ bầu. 

Amino axit, chất chống oxy hóa trong thịt cua giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng sắt trong thịt cua cũng giúp mẹ bầu chống thiếu máu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Tuy nhiên, trong thịt cua cũng chứa một hàm lượng rất rất nhỏ 2 loại chất độc là dioxin và polychlorinated biphenyls, có thể gây nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, nếu mẹ bầu đang thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cua được không hay bà bầu an cua từ tháng thứ mấy, thì câu trả lời là không nên ăn cua trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể ăn với hàm lượng vừa phải. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng chất dinh dưỡng quá cao trong thịt cua không phù hợp với cơ thể mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu. 

>>>> Xem thêm: Bầu ăn cua biển được không? Những lợi ích của cua biển

Lợi ích sức khỏe từ việc mẹ bầu ăn cua

Bầu ăn cua được không? Không chỉ ăn được mà nếu biết ăn đúng cách, cua còn có thể mang lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích quý báu.

Tốt cho tim mạch

Omega 3 có nhiều trong thịt cua, là loại axit béo có lợi giúp cân bằng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa việc hình thành các mảng xơ vữa tại mạch máu. Nhờ đó mà hệ tim mạch có thể giảm bớt gánh nặng, tăng cường chức năng tuần hoàn máu. 

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường xuyên trải qua những lo lắng & căng thẳng, nhất là đối với mẹ mang thai lần đầu. Việc lo lắng thường xuyên có thể khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nếu mẹ bầu ăn cua với hàm lượng vừa đủ vào mỗi tuần có thể kiểm soát và điều hòa huyết áp tốt hơn. 

cua co the che bien thanh nhieu mon an hap dan
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích, cua còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Hàm lượng vitamin B9 có khá nhiều trong thịt cua, đây là loại vitamin cần thiết đối với mẹ bầu và em bé. Vitamin B9 có thể hỗ trợ ngăn ngừa, phòng tránh nguy cơ bị dị tật bẩm sinh một cách hiệu quả.

Ngừa thiếu máu

Sắt đóng vai trò quan trọng trong hành trình mang thai của chị em phụ nữ, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của mẹ và bé. Ngoài việc bổ sung thêm vitamin, mẹ bầu cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Thịt cua là thực phẩm có hàm lượng sắt vô cùng phong phú. Bổ sung thêm cua vào các bữa ăn trong tuần có thể cung cấp lượng sắt cần thiết, giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Tốt cho xương khớp

Canxi và phốt pho là hai loại khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo hệ xương, răng của thai nhi. Nếu ăn cua thường xuyên, mẹ bầu hoàn toàn có thể giảm bớt tình trạng đau mỏi xương khớp, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. 

Cải thiện hệ miễn dịch

Thịt cua cung cấp nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi gốc tự do có hại. Từ đó, sức đề kháng của mẹ bầu cũng được cải thiện nhiều hơn, phòng tránh nguy cơ lây lan các bệnh thường gặp ở môi trường hàng ngày. Sức khỏe tinh thần và thể chất của các chị em cũng tốt hơn rất nhiều.

Bầu 3 tháng đầu ăn cua đồng được không?

Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ nên tránh ăn cua đồng
Giai đoạn 3 tháng đầu mẹ nên tránh ăn cua đồng

Cua đồng là món ăn dân dã với hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Không chỉ vậy, cua đồng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như rang me, chiên giòn, làm bún riêu cua, lẩu riêu cua,…

Vì thế, rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai đều thắc mắc bà bầu ăn cua đồng được không hay có nên ăn cua đồng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ không? Lời khuyên là không nên nhé. Sở dĩ các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu 3 tháng đầu tiên không nên ăn cua đồng là bởi nguy cơ gây sảy thai, khả năng gây ra dị ứng hoặc đau bụng. 

Vậy bầu 3 tháng cuối ăn cua đồng được không? Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể ăn cua đồng. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên ăn thường xuyên vì nhiều nguy cơ gây ra đau bụng, ngộ độc thực phẩm.

Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn cua

Mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng hải sản thì không ăn cua trong suốt thai kỳ
Mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng hải sản thì không ăn cua trong suốt thai kỳ

Để có thể ăn cua một cách an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất, chị em phụ nữ khi mang thai nên lưu ý một vài điểm sau:

  • Hạn chế ăn cua hay những món chế biến từ cua vào buổi tối. Thịt cua có chứa rất nhiều năng lượng và chất đạm nên có thể khiến mẹ bầu khó tiêu, đầy bụng dẫn đến việc mất ngủ. Thời điểm thích hợp nhất trong ngày mà mẹ bầu nên ăn cua là vào bữa trưa.
  • Nếu lỡ ăn cua vào buổi tối, mẹ bầu có thể đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để tiêu thụ bớt năng lượng. Tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Bà bầu ăn cua nhiều có tốt không? Câu trả lời là không tốt nhé các mẹ bầu. Chỉ nên ăn với lượng vừa phải để tránh bị ảnh hưởng bởi hàm lượng độc tố hay thủy ngân có chứa trong cua. Theo chuyên gia, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 168g cua và chia thành hai bữa khác nhau. 
  • Mẹ bầu nên ăn thịt cua đã được chế biến kỹ càng. Không ăn cua sống, gỏi cua vì dễ bị tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là cua đồng thì mẹ bầu càng không nên ăn sống vì chúng dễ chứa các loại ký sinh trùng, ví dụ như sán lá phổi.
  • Cua đã được chế biến chín thì nên ăn hết trong bữa, không nên bỏ phần thịt cua thừa vào tủ lạnh để ăn tiếp. 
  • Không nên mua thịt cua đông lạnh, tránh mua cua được đánh bắt ở các vùng nước bẩn, ô nhiễm hay chứa nồng độ thủy ngân cao. 
  • Bà bầu nên ăn cua gạch hay cua thịt? Cả hai loại cua này đều rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cả hai loại luân phiên nhau để đỡ ngán.
  • Bên cạnh cua, nhiều chị em phụ nữ cũng thắc mắc bà bầu có ăn được canh cáy không? Câu trả lời là có. Con cáy rất lành tính và nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp cho mẹ bầu.

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, các chị em phụ nữ đang mang thai đã hiểu rõ bà bầu ăn cua được không và nên ăn như nào cho hợp lý. Trong thời gian mang thai, cả mẹ và bé cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất thiết yếu để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế