60

Sau sinh có được ăn rau sống không? Đang cho con bú ăn rau sống được không?

Phạm Thị Huế 19/02/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Sau sinh có được ăn rau sống không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm. Rau sống là món ăn thân thuộc, góp mặt trong rất nhiều món ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sau sinh ăn rau sống được không. Cùng tìm hiểu thông tin khoa học qua bài viết sau đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của rau sống với mẹ bỉm

Giá trị dinh dưỡng của rau sống với mẹ bỉm
Giá trị dinh dưỡng của rau sống với mẹ bỉm

Muốn biết sau sinh có được ăn rau sống không mẹ bỉm cần biết trong rau sống có những giá trị dinh dưỡng nào. Rau sống làm từ nhiều loại rau gia vị thân thuộc như rau diếp, rau xà lách, rau húng, rau tía tô,.. Chúng thường được ăn sống trực tiếp, ăn kèm cùng đa dạng các món ăn khác như bún, phở, món cuốn, món chiên rán,..Những loại rau sống này có tác dụng giúp tăng vị giác của người ăn. Thêm vào đó, chúng còn giúp giảm vị ngấy từ dầu mỡ của các món chiên rán.

Về mặt dinh dưỡng; rau sống có những ưu điểm nổi trội sau đây:

  • Rau sống cung cấp rất nhiều chất xơ tốt: Trung bình 100g rau sống sẽ cung cấp khoảng 3g chất xơ. Lượng chất xơ này có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn. Chúng thúc đẩy nhu động ruột và tăng độ hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường ruột.
  • Rau sống cung cấp nhiều vitamin A, E, C,.. trong khẩu phần. Hằng ngày, cơ thể chúng ta cần rất nhiều vitamin để tham gia thúc đẩy các hoạt động chuyển hóa. Những vitamin này còn có tác dụng giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ miễn dịch rất hiệu quả.

Vậy mẹ cho con bú ăn rau sống được không hay sau sinh ăn rau sống được không, mẹ bỉm cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Sau sinh có được ăn rau sống không?

Sau sinh có được ăn rau sống không?
Sau sinh có được ăn rau sống không?

Mặc dù những giá trị dinh dưỡng trong rau sống là không thể phủ nhận, nhưng tại sao mẹ bỉm lại băn khoăn sau sinh có được ăn rau sống không. Lý do nằm bởi những hạn chế trong rau sống. Cụ thể những hạn chế này như sau:

  • Rau sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán như giun móc, giun kim, giun đũa, sán lá gan,.. Những ấu trùng này thường tồn tại trong rau sống khi mẹ bỉm lựa chọn hoặc sơ chế rau sống không cẩn thận. Khi ăn phải, chúng có thể ký sinh và gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bỉm.
  • Ngoài ra, do vấn đề môi trường chăm sóc, rau sống còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu hay phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật. Những chất này đều là chất gây hại cho cơ thể. Nồng độ thấp có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nồng độ cao chúng còn gây ngộ độc và thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bỉm.

Vì những lý do trên nên câu hỏi sau sinh có được ăn rau sống không hay mẹ cho con bú ăn rau sống được không đều khiến mẹ bỉm cân nhắc. Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn được nhưng cần cân nhắc lựa chọn cẩn thận cũng như sơ chế loại rau này đúng cách.

Các lưu ý quan trọng để mẹ bỉm ăn rau sống an toàn

Các lưu ý để mẹ bỉm ăn rau sống an toàn
Các lưu ý để mẹ bỉm ăn rau sống an toàn

Chúng ta có thể thấy, việc sau sinh có được ăn rau sống không là hoàn toàn được nếu mẹ bỉm biết cách ăn rau sống an toàn. Sau đây là 5 lưu ý quan trọng mà chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để mẹ bỉm có thể yên tâm sử dụng rau sống trong thực đơn.

  • Lưu ý đầu tiên đó là mẹ bỉm cần chọn rau sống có nguồn gốc rõ ràng. Khi mua rau sống, mẹ bỉm hãy lựa chọn các địa chỉ uy tín, có thương hiệu. Bởi ở đây, rau sống đã được qua kiểm nghiệm an toàn của các cơ quan chức năng đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho người tiêu dùng.
  • Lưu ý thứ 2 đó là mẹ bỉm cần vệ sinh rau sống sạch sẽ. Đầu tiên, khi mua về mẹ bỉm cần cắt bỏ gần gốc bẩn và loại bỏ những lá bị sâu, bị úa. Sau đó, mẹ bỉm rửa sạch chúng với nước. Tốt nhất, mẹ bỉm nên rửa từng lá trực tiếp dưới vòi nước. Như vậy mới đảm bảo loại bỏ hoàn toàn những tạp chất và chất bẩn trong rau sống.
  • Lưu ý thứ 3 mẹ bỉm đừng quên ngâm rau sống với nước muối. Mẹ bỉm nên ngâm rau sống với nước muối ít nhất từ 5 – 10 phút để đảm bảo an toàn.
  • Tiếp theo, việc ngâm nước muối không nên ngâm quá lâu. Một trong những sai lầm mà mẹ bỉm hay gặp đó là ngâm rau sống quá lâu từ 20 – 30 phút. Tuy nhiên trái với mong muốn loại bỏ hoàn toàn ấu trùng giun sán hay thuốc trừ sâu trong rau sống, việc này chỉ tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại phát triển. Ngoài ra chúng còn làm giảm đi các chất dinh dưỡng tốt có trong rau sống. Do vậy, mẹ bỉm lưu ý chỉ nên ngâm rau sống trong 5 – 10 phút nhé.
  • Lưu ý cuối cùng đó là khi ăn mẹ bỉm có thể trần sơ rau sống. Việc chần qua nước sôi sẽ làm chết các vi khuẩn có hại trong rau sống, giúp đảm bảo cho sức khỏe mẹ bỉm và em bé.

Đặc biệt nhiều mẹ bỉm cũng thắc mắc sinh mổ ăn rau sống được không. Vì mẹ bỉm sinh mổ lo lắng rau sống có thể ảnh hưởng tới vết mổ và sự lành nhanh của vết thương. Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn được rau sống. Nhưng hãy luôn nhớ 5 lưu ý nêu trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bỉm và em bé nhé.

Mẹ bỉm nên ăn và nên tránh những loại rau sống nào?

Mẹ bỉm nên ăn và nên tránh những loại rau sống nào?
Mẹ bỉm nên ăn và nên tránh những loại rau sống nào?

Vậy là câu hỏi sau sinh có được ăn rau sống không hay cho con bú ăn rau sống được không đã được giải đáp. Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng cũng có lời khuyên cho mẹ bỉm về việc nên ăn và nên tránh những loại rau sống nào. Mẹ bỉm cùng tham khảo thông tin về nên và không nên lựa chọn rau sống nào nhé.

Mẹ bỉm nên ăn những loại rau sống nào?

Tiêu chí để lựa chọn rau sống tốt cho mẹ bỉm đó là giàu dinh dưỡng và an toàn ít hóa chất cũng như chất bảo quản thực phẩm. Đặc biệt, nên ăn mùa nào rau nấy là tốt nhất. Mẹ bỉm nên chọn 1 số loại rau sống như:

  • Cà chua bi: Cà chua bi được trồng phổ biến quanh năm và được biết tới như 1 loại rau quả rất giàu dinh dưỡng. Trong cà chua bi có chứa rất nhiều vitamin C và vitamin E. Bên cạnh đó, cà chua bi cũng rất giàu chất xơ hòa tan và pectin. 2 loại xơ đều tốt cho tiêu hóa, giúp mẹ bỉm phòng tránh táo bón sau sinh hiệu quả.
  • Rau xà lách: Cũng như cà chua bi, rau xà lách được trồng với công nghệ an toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Loại rau này ưu điểm là dễ ăn và có thể kết hợp trong rất nhiều món ăn hằng ngày.
  • Rau gia vị theo mùa: Rau gia vị như húng, quế, rau mùi,.. Những loại rau này có tác dụng kích thích vị giác rất tốt. Ngoài ra chúng còn giúp tiêu hóa của mẹ bỉm hoạt động tốt hơn. Mẹ bỉm có thể thêm chúng ăn kèm cùng rất nhiều món như nem rán, bún, miến, phở,..

Mẹ bỉm nên tránh những loại rau sống nào?

Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ bỉm nên hạn chế và tránh 1 số loại rau sống sau đây:

  • Mẹ bỉm nên tránh các loại rau mầm: Mặc dù, gần như hầu hết các loại rau đều tốt cho sức khỏe của chúng ta, nhưng rau mầm thì không. Nguyên nhân chủ yếu vì rau mầm được nuôi trồng trong môi trường ẩm và ấm. Đây là môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn có hại như vi khuẩn E.coli, Salmonella, hay vi khuẩn lỵ phát triển. Những vi khuẩn này thông thường khó loại bỏ kể cả mẹ bỉm có rửa sạch hay sơ chế cẩn thận. Do vậy, mẹ bỉm nên tránh rau mầm khỏi thực đơn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Rau bạc hà: Rau bạc hà rất phổ biến trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, mẹ bỉm thì không nên sử dụng loại rau này. Lý do bởi trong rau bạc hà thuộc nhóm rau anti galactagogues – nhóm rau có thể gây hạn chế tiết sữa ở mẹ bỉm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế