96

7 Dấu hiệu sinh đôi dễ dàng nhận biết trong 3 tháng đầu

Phạm Thị Huế 02/02/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Hầu hết phụ nữ khi biết tin mình mang thai đều tò mò liệu đó có phải là thai đôi hay không. Nhiều người mang thai lần đầu, cảm nhận bụng to hơn bình thường và nghĩ rằng đó là dấu hiệu sinh đôi. Tuy nhiên đó chưa phải là dấu hiệu chính xác nhất. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu mang thai đôi để mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chăm sóc các bé cưng tốt nhất nhé!

Những trường hợp có khả năng mang thai đôi

Những trường hợp có khả năng mang thai đôi
Các phương pháp điều trị hiếm muộn làm tăng khả năng mang thai đôi

Trong một thai kỳ, ở tử cung của người mẹ có 2 phôi thai cùng lúc phát triển thì được gọi là thai đôi. Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mang thai đôi ở phụ nữ là:

  • Phụ nữ đang sử dụng những phương pháp điều trị hiếm muộn: Trong quá trình chuyển phôi, các ba mẹ thường lựa chọn chuyển nhiều hơn 1 phôi để tăng khả năng đậu. Điều đó cũng là lý do khiến khả năng mang thai đôi cao hơn người bình thường.
  • Phụ nữ sau tuổi 30: Lúc này cơ thể người phụ nữ sản xuất nhiều FSH – hormone kích thích nang trứng. Điều này dẫn đến việc giải phóng nhiều trứng hơn, tăng tỷ lệ mang thai đôi.
  • Mẹ bầu cao hơn chiều cao trung bình với chỉ số BMI từ 30 trở lên.
  • Mẹ bầu đã từng sinh đôi ở lần mang thai trước đó.

Những dấu hiệu sinh đôi mẹ bầu nên lưu ý

Nồng độ HCG cao

Nồng độ HCG trong máu và nước tiểu cao hơn bình thường là một trong những dấu hiệu sinh đôi sớm và dễ phát hiện nhất. Thường dấu hiệu này được phát hiện trong 2 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Ốm nghén nặng, mệt mỏi nhiều hơn

Dấu hiệu mang thai đôi: Ốm nghén nặng, mệt mỏi nhiều hơn
Khi mang thai đôi, mẹ bầu thường ốm nghén nặng hơn

Nồng độ HCG cao hơn bình thường cũng dẫn đến tình trạng ốm nghén nặng trong những tuần đầu của thai kỳ (đặc biệt là 2 tuần đầu tiên). Phụ nữ mang đa thai thường sẽ bị buồn nôn và mệt mỏi nhiều hơn, kéo dài hơn bình thường rất nhiều.


Ở một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu còn có thể bị ốm nghén cực độ được biết đến với tên gọi chứng buồn nôn. Cảm giác này có thể xuất hiện trước cả khi bạn phát hiện ra việc trễ kinh nguyệt.

Tăng cân nhanh

Việc tăng cân trong thời gian mang thai là điều hiển nhiên. Khi mang thai đôi, số cân nặng này có thể tăng lên gấp đôi bình thường vì trong cơ thể người mẹ có tới 2 em bé đang cùng phát triển.

Bụng to nhanh bất thường

Bụng to nhanh bất thường khi mang thai đôi
Ba mẹ cũng dễ nhận thấy bụng bầu to hơn bình thường

Cùng với việc tăng cân nhanh hơn bình thường, kích thước vòng bụng cũng tăng lên rõ rệt. Vì cần chuẩn bị không gian cho 2 phôi thai nên bụng sẽ to hơn, mẹ bầu cũng dễ quan sát được sự thay đổi này. Đây là một trong những dấu hiệu có thai sinh đôi dễ phát hiện nhất.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Nguyên nhân của việc đi tiểu thường xuyên là bởi quá trình bài tiết diễn ra nhanh, túi tiểu bị chèn ép. Đối với những mẹ bầu song thai, phần bàng quang bị chèn ép nhiều hơn nên tần suất đi tiểu cũng sẽ nhiều hơn.

Cảm nhận thai máy sớm hơn

Thai máy là một thuật ngữ chỉ những cử động của em bé ở trong bụng mẹ. Cảm nhận được những cử động mà em bé tác động lên thành bụng là một niềm hạnh phúc của mẹ trong quá trình mang thai.

Khi mẹ đang mang 2 em bé trong bụng, tần suất cử động của thai nhi cũng nhiều và mẹ cảm nhận được sớm hơn. Nhờ vào điều này mẹ cũng sẽ biết mình mang thai đôi sớm hơn.

Tuần thứ bao nhiêu siêu âm là biết thai đôi?

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán để phát hiện mẹ bầu đang mang thai đôi chính xác và rất phổ biến. Nếu mẹ bầu muốn kiểm tra chính xác mình có đang mang bầu song thai hay không thì nên đi siêu âm ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ.

Ở tuần tuổi này, phôi thai đã phát triển khá hoàn thiện và có thể nhìn thấy rõ tim thai cùng hình thái thai nhi. Nếu bác sĩ siêu âm nhìn thấy sự phát triển của 2 phôi thai riêng biệt thì đó là dấu hiệu sinh đôi chắc chắn nhất.

Tuần thứ bao nhiêu siêu âm là biết thai đôi?
Trong 3 tháng đầu, nhất là ở tuần thứ 10 – 12 đã có thể siêu âm để biết thai đôi

Mang thai đôi đem đến rủi ro gì?

Mang thai đôi là một điều kỳ diệu nhưng cùng với đó là những rủi ro tăng cao hơn. Một số bất thường hay gặp ở mẹ bầu mang thai đôi là:

  • Nguy cơ sinh non: Trẻ có thể bị sinh non trước tuần 37. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ gặp những vấn đề về hô hấp và đường ruột.
  • Những vấn đề về tăng trưởng thai nhi: Hai phôi thai có thể phát triển không đồng đều. Tốc độ phát triển của thai nhi cũng có thể chậm lại từ tuần 30 đến tuần 32 do nhu cầu dinh dưỡng của phôi thai nhiều và nhau thai không thể xử lý điều đó.
  • Các bé sinh đôi dễ bị nhẹ cân hơn bình thường.
  • Nguy cơ bị những dị tật bẩm sinh nhiều hơn.
  • Hội chứng truyền máu song thai: Đây là tình trạng một mạch máu bất thường được hình thành dẫn đến việc chia sẻ nhau thai giữa 2 em bé. Khi đó, 1 em bé sẽ nhận đủ lượng máu và em bé còn lại không được cung cấp máu khiến tính mạng gặp nguy hiểm.
  • Mẹ dễ mắc hội chứng tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Những lưu ý trong sinh hoạt khi mang thai đôi

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị sẵn sàng chào đón 2 thiên thần, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Chế độ ăn uống phải giàu đạm, canxi, axit folic và sắt. Đảm bảo uống đủ liều lượng vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ bầu vẫn có thể tập luyện, vận động nhẹ nhàng. Tuy nhiên nên tránh những hoạt động thể dục nhịp điệu, chạy bộ.
  • Chuẩn bị tài chính tốt vì chăm 2 bé sơ sinh rất tốn kém.
  • Mẹ bầu nên tận dụng các cơ hội nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, chuẩn bị thật tốt cho việc chăm 2 bé sơ sinh.

Khoảnh khắc biết mình đang mang song thai hẳn là rất hạnh phúc đối với các bà mẹ. Niềm hạnh phúc đó còn được nhân lên nhiều lần khi chia sẻ cùng gia đình, bạn bè, người thân. Nếu mẹ bầu vẫn còn băn khoăn khi có những dấu hiệu sinh đôi thì hãy đến gặp bác sĩ và kiểm tra ngay nhé!

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế