94

Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ? Phân tích Ưu – Nhược điểm

Phạm Thị Huế 26/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Trong quá trình điều trị hiếm muộn, câu hỏi “nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ” thường gây nhiều băn khoăn cho các cặp vợ chồng. Mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ phân tích kỹ lưỡng để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp này. Từ đó, đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình hình sức khỏe và mong muốn của mình.

So sánh giữa việc chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ

Việc chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ đều là phương pháp quan trọng trong quá trình điều trị hiếm muộn hoặc vô sinh. Tuy nhiên, mỗi phương pháp thực hiện đều có những đặc điểm riêng biệt.

So sánh quy trình thực hiện

Chuyển phôi tươi thường được thực hiện ngay sau khi thu hoạch trứng và thụ tinh. Phôi sau khi nuôi đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5 từ ngày chọc hút trứng sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ.

Quy trình chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ
Quy trình chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ

Trong khi đó, chuyển phôi trữ không chuyển liền sau khi nuôi cấy từ 3 đến 5 ngày. Quy trình này sẽ được thực hiện sau khi bệnh nhân đã chuẩn bị niêm mạc tử cung thuận lợi cho sự phát triển của phôi thai. Phôi thai sau khi được thụ tinh và hình thành sẽ được đánh giá chất lượng, chọn lọc để đưa vào môi trường đông phôi đặc biệt. Nhiệt độ đông phôi là -196 độ C trong môi trường nitơ lỏng.

Chi phí thực hiện

Chi phí thực hiện chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ cũng có sự khác biệt. Với quy trình chuyển phôi tươi, chi phí thường được tính trong gói dịch vụ IVF.

So sánh chi phí thực hiện giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ
So sánh chi phí thực hiện giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ

Trong khi đó, chuyển phôi trữ có mức chi phí cao hơn so với chuyển phôi tươi. Chi phí này bao gồm:

  • Chi phí trữ phôi ban đầu: Chi phí này là khoảng 3 triệu cho một top trữ đông trong khoảng thời gian 6 tháng.
  • Chi phí gia hạn trữ phôi: Chi phí gia hạn trữ phôi sau 6 tháng đầu tiên có thể là từ 8 triệu đến 9 triệu đồng trên năm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trữ nhiều phôi thì chi phí trữ phôi có thể lên đến khoảng hơn 20 triệu cho năm đầu tiên.
  • Chi phí chuyển phôi trữ: Chi phí chuyển phôi trữ khoảng 10 triệu đồng cho một lần chuyển.

Tuy nhiên, chi phí cụ thể cho quá trình thực hiện chuyển phôi trữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trung tâm/ bệnh viện và tình hình cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Sở dĩ chi phí chuyển phôi trữ cao hơn so với chuyển phôi tươi vì một số lý do sau đây:

  • Quy trình đông lạnh phôi: Cần sử dụng một số chất bảo quản đặc biệt để giữ được chất lượng phôi, đảm bảo phôi có thể số được sau khi rã đông. Bên cạnh đó, phôi sau khi hình thành sẽ được đánh giá chất lượng và lựa chọn trước khi tiến hành đông phôi.
  • Chi phí bảo quản phôi: Phôi thai có thể trữ trong thời gian dài tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của gia đình. Nếu bạn có càng nhiều phôi, thời gian lưu trữ phôi càng lâu thì số tiền bạn cần chuẩn bị càng lớn.

Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi tươi

Ưu điểm:

  • So với chuyển phôi trữ, chuyển phôi tươi không yêu cầu quá trình đông lạnh, bảo quản phôi. Do đó, việc chuyển phôi tươi sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị.
  • Đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, tỷ lệ thành công khi chuyển phôi tươi là 40%.
Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi tươi
Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi tươi

Nhược điểm:

  • Sau khi kích thích buồng trứng để thu trứng, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ tăng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Điều này không tốt cho sức khỏe người phụ nữ cũng như điều kiện làm tổ của phôi.
  • Đối với phụ nữ từ 35 – 37 tuổi, tỷ lệ thành công chuyển phôi tươi thấp hơn so với chuyển phôi trữ. (Tỷ lệ tương quan khoảng 31% / 40%).
  • Đối với phụ nữ trên 40 tuổi, tỷ lệ thành công khi dùng phôi tươi là khoảng 11%.

Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi trữ

Ưu điểm:

Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi trữ
Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi trữ
  • Tăng cơ hội chuyển phôi thai nhiều lần: Khi áp dụng phương pháp chuyển phôi trữ, bạn có cơ hội chuyển phôi nhiều lần nhờ vào các phôi đông lạnh. Từ đó, tăng tỷ lệ mang thai.
  • Hạn chế kích thích buồng trứng của người mẹ quá nhiều lần: Việc chuyển phôi đông lạnh giúp hạn chế số lần người mẹ phải thực hiện kích thích buồng trứng. Từ đó, đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ.
  • Tình trạng cơ thể của người mẹ được điều dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất: Khi chuyển phôi đông lạnh, người mẹ có thời gian để chuẩn bị lớp nội mạc tử cung hoàn hảo nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho phôi thai làm tổ.

Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ?

Quyết định nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ?
Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ?

Như đã phân tích ở trên, phôi tươi có lợi thế là được chuyển vào tử cung gần như ngay sau khi thụ tinh, giữ nguyên trạng thái tự nhiên nhất có thể. Tuy nhiên, việc chuyển phôi tươi đôi khi gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hormone của người phụ nữ sau khi kích trứng để hút noãn.

Ngược lại, phôi trữ cho phép các bác sĩ và người mẹ có thời gian điều chỉnh cơ thể về trạng thái tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển phôi. Tuy nhiên, quá trình đông lạnh và rã đông có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của phôi.

Trên thực tế, cả hai phương pháp đều đã được sử dụng thành công trong điều trị hiếm muộn. Vì thế, vấn đề quan trọng nhất không phải là nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ mà là tình trạng sức khỏe của bạn. Một số vấn đề về sức khỏe như quá kích buồng trứng, dịch trong buồng tử cung, progesterone ngày trigger lớn hơn 1.5 ng/ml thì không thể tiến hành chuyển phôi tươi. Do đó, bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Việc lựa chọn nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ không chỉ dựa trên ưu nhược điểm của mỗi phương pháp, mà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Mỗi trường hợp đều đòi hỏi một lựa chọn phù hợp và cá nhân hóa. Do đó, việc thảo luận với bác sĩ và hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình là vô cùng quan trọng để mang lại cơ hội tốt nhất cho việc thụ tinh và mang thai thành công.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế