165

Sinh đôi có tốt không? Phương pháp và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh đôi

Phạm Thị Huế 31/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Đối với nhiều cặp vợ chồng, việc sinh đôi trong lần mang thai đầu tiên là một ước mơ vô cùng to lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Vậy cách tăng khả năng sinh đôi là gì? Dưỡng thai đôi như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và hai bé? Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh đôi sao cho hợp lý? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu nhận biết sinh đôi

Khi người mẹ mang thai song sinh, trong quá trình thai kỳ thường xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Triệu chứng mang thai xuất hiện sớm hơn bình thường do nồng độ cao của hCG – hormone gây ra buồn nôn và ói mửa.
  • Tần suất đi tiểu tăng do trọng lượng của tử cung đè lên bàng quang cho đến khi tử cung được nâng cao hơn ra khỏi khung xương chậu.
  • Người mẹ có thể cảm nhận được thai nhi đạp sớm hơn, nhịp tim thai đập nhanh và rõ ràng hơn, thậm chí có thể sớm hơn cả 15 tuần thai.
  • Bụng to lớn sớm hơn bình thường khi tử cung nâng lên và trỗi ra khỏi khung xương chậu trước 12 tuần.
  • Có cảm giác khó thở do sự phát triển của cặp thai nhi, gây lấn chiếm không gian co giãn của phổi.
  • Thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe như đau chân, suy tĩnh mạch, trĩ, phù lên và việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn.
Dấu hiệu nhận biết sinh đôi
Những dấu hiệu nhận biết sinh đôi

Cách tăng khả năng sinh đôi cho các cặp vợ chồng

Sinh đôi là niềm mong ước của rất nhiều cặp vợ chồng, nhưng không phải ai cũng may mắn có được cơ hội đó. Tuy nhiên, để tăng khả năng sinh đôi bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau đây:

Cách mang thai đôi tự nhiên

Để tăng khả năng mang thai đôi một cách tự nhiên mà không cần can thiệp y tế gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau đây:

  • Ăn khoai lang: Theo một số nhà nghiên cứu cho biết, việc ăn khoai lang trong giai đoạn mang thai sẽ giúp kích thích quá trình rụng trứng tự nhiên, góp phần tăng cơ hội mang thai đôi. Đây cũng là lý do phụ nữ tại châu Phi thường có tỷ lệ sinh đôi cao hơn so với các châu lục khác. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác như đậu nành, ngũ cốc, lúa mì, đậu phụ,… cũng có khả năng kích thích rụng trứng hiệu quả.
  • Chồng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm: Chất lượng tinh trùng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Nếu tinh trùng khỏe mạnh sẽ giúp tăng cơ hội mang thai đôi thành công. Do đó, người chồng cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như tôm, hàu, rau xanh và các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày. 
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa: Phụ nữ cần uống sữa và các sản phẩm từ sữa để bổ sung nhiều hormone tốt cho cơ thể, từ đó tăng khả năng sinh sản và cơ hội mang thai đôi cũng sẽ cao hơn.
  • Không uống thuốc tránh thai: Khi ngừng sử dụng thuốc ngừa thai, cơ thể sẽ cần một khoảng thời gian để điều chỉnh lại nhịp sinh học như trước đây. Trong thời gian này, hormone sinh dục có thể tăng cao hơn so với mức bình thường, từ đó giúp tăng khả năng sinh đôi.
Bổ sung sữa thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng mang thai đôi
Bổ sung sữa thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng mang thai đôi

Các tư thế quan hệ dễ thụ thai

Mặc dù không đảm bảo thành công 100%, nhưng việc thay đổi tư thế quan hệ sẽ giúp tăng khả năng thụ thai đôi. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia y tế đã tìm ra hai tư thế quan hệ dễ dàng thụ thai đôi mà các cặp vợ chồng nên áp dụng đó là:

  • Tư thế quan hệ truyền thống: Đối với tư thế này, bạn nam sẽ nằm phía trên và bạn nữ nằm phía dưới để bạn nam dễ dàng cho việc xâm nhập và tinh trùng cũng dễ dàng tiếp cận tử cung và thụ tinh với trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một cái gối ở dưới vòng 3 của bạn nữ để tăng khả năng tinh trùng tiếp cận trứng.
  • Tư thế quan hệ từ phía sau: Đây là tư thế mà nhiều người đã áp dụng và có tỷ lệ thụ thai đôi cao. Theo đó, bạn nữ sẽ nâng vòng 3 lên để bạn nam xâm nhập phía sau, khi đó tinh trùng sẽ có cơ hội tiếp cận cổ tử cung và giúp tăng khả năng thụ thai thành công.

Áp dụng các biện pháp can thiệp y khoa để mang thai đôi

Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản là một trong những cách sinh đôi hiệu quả nhất. Trong đó, có hai phương pháp phổ biến mà bạn nên tham khảo là:

  • Bơm tinh trùng vào tử cung: Với phương pháp này, tinh trùng sẽ được bơm trực tiếp vào tử cung thông qua ống thông nhỏ. Do đó cơ hội mang thai đôi sẽ cao hơn so với phương pháp tự nhiên. Tuy vậy, nhưng khả năng mang thai đôi vẫn sẽ thấp hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
  • Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF: Khả năng mang thai đôi khi áp dụng phương pháp IVF thụ tinh trong ống nghiệm sẽ dao động khoảng từ 20-40%, tùy thuộc vào số lượng phôi trong tử cung. Được biết, bác sĩ sẽ đặt nhiều hơn 1 phôi đã thụ tinh thành công vào tử cung, nhưng tỷ lệ mang thai đôi hoặc ba sẽ còn phụ thuộc vào số lượng phôi sống. Hiện nay, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm này đã vô cùng phổ biến và được nhiều cặp vợ chồng tin dùng.
Áp dụng các biện pháp can thiệp y khoa để mang thai đôi
Việc áp dụng các biện pháp y khoa sẽ có tỷ lệ mang thai đôi thành công cao hơn

Bí quyết sinh đôi 2 bé trai và 2 bé gái

Nếu các cặp vợ chồng đang có kế hoạch sinh đôi 2 trai hoặc 2 gái nhưng chưa tìm được giải pháp phù hợp thì có thể tham khảo cách tính ngày rụng trứng sau đây nhé.

Cách sinh đôi 2 bé gái

Mặc dù phương pháp tính ngày rụng trứng giúp tăng tỉ lệ sinh đôi con gái cũng khá phức tạp và khó nhớ, nhưng nếu tính đúng sẽ mang lại hiệu quả cao lên đến 70&. Cách tính cụ thể như sau:

Gọi chu kỳ kinh nguyệt của mẹ là Y và ngày thụ tinh là TT, ngày rụng trứng là RT. Trong đó:

  • Ngày rụng trứng sẽ là: RT = Y – 14.
  • Ngày thụ tinh để có tỉ lệ sinh đôi bé gái cao nhất là: TT + RT + 2 hoặc RT – 2.
  • Thời điểm quan hệ tốt nhất để có sinh đôi 2 bé gái là trước 2 đến 4 ngày rụng trứng.

Cách sinh đôi 2 trai

Khi đã xác định được thời điểm trứng rụng, khuyến khích các cặp đôi nên quan hệ tình dục ngay tại thời điểm đó hoặc trong vòng 6 tiếng kể từ khi rụng trứng. Vì quan hệ gần thời điểm trứng rụng sẽ giúp tăng khả năng thụ thai đôi 2 bé trai.

Những biến chứng thường gặp khi mang thai đôi

Thông thường, đối với các bà mẹ sinh đôi và em bé sẽ phải đối mặt với những rủi ro cao hơn so với các bà mẹ mang thai đơn. Những rủi ro này có thể tăng dần theo từng tuần của thai kỳ, khi các thai nhi lớn lên và cơ thể của người mẹ sẽ phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thai kỳ đôi. 

  • Sảy thai: Theo chứng minh của các chuyên gia y tế cho biết, phần lớn các trường hợp mang thai đôi rất dễ bị sảy một hoặc hai thai.
  • Sinh non: Là tình trạng phổ biến khi mang thai đôi, với ước tính dưới 50% trường hợp sinh khi hơn 38 tuần.
  • Con dính nhau: Hiện nay đã có rất nhiều cặp song sinh bị dính nhau khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vì vậy, trong quá trình mang thai đôi các mẹ cần đến các sĩ kiểm tra và siêu âm thường xuyên để đưa ra hướng giải quyết kịp thời khi phát hiện biến chứng.
  • Tốc độ tăng trưởng: Hầu hết các bé song sinh thường có tốc độ tăng trưởng kém hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai tiêu chuẩn.
  • Bẩm sinh: Trẻ song sinh sinh non thường có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh và gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ sinh đơn.
  • Truyền máu song sinh: Nguy cơ truyền máu song sinh thường xảy ra khi lưu lượng máu giữa các cặp song sinh không cân bằng, dẫn đến tình trạng một trong hai thai nhi phải truyền máu cho thai nhi còn lại. Điều này khiến người cho thì quá ít máu, còn người nhận thì lại quá nhiều máu dẫn đến biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra đối với thai kỳ.
  • Biến chứng dây rốn khi mang thai song thai.
  • Tiền sản giật: Là tình trạng rối loạn huyết áp, thường bắt đầu sau 20 tuần thai kỳ hoặc sau khi sinh con. Nguy cơ tiền sản giật thường cao hơn và xảy ra sớm hơn ở phụ nữ mang thai đôi. Biến chứng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho thận, gan, não và mắt.
  • Mắc bệnh tiểu đường: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường cao hơn ở phụ nữ mang thai đôi. Tình trạng này có thể tăng nguy cơ tiền sản giật và phát triển bệnh đái tháo đường sau này. Ở trẻ sơ sinh, có thể gặp vấn đề về hô hấp hoặc lượng đường trong máu thấp. Tuy nhiên, tập thể dục, chế độ ăn uống và đôi khi thuốc có thể giảm nguy cơ của các biến chứng này. 
  • Sinh mổ: Đa phần các bà mẹ sinh đôi thường phải sinh mổ, rất ít người mẹ nào lựa chọn biện pháp sinh thường. Đặc biệt là trong thời đại y tế ngày càng phát triển như hiện nay.
  • Trầm cảm sau sinh: Các bà mẹ sinh đôi phải đối diện với nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn do áp lực tinh thần và vật lý nặng nề hơn khi phải chăm sóc cả hai đứa con cùng một lúc. Đặc biệt là đối với những người mẹ thiếu kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ người khác.
  • Khó khăn khi cho con bú: Những vấn đề phổ biến thường gặp ở người mẹ sinh đôi khi cho con bú là khó khăn về việc cung cấp đủ lượng sữa và quản lý thời gian cho con bú. Vì vậy, quyết định về việc cho con bú, sử dụng bình sữa thay thế cũng như sự hỗ trợ từ gia đình là điều rất quan trọng đối với người mẹ sinh đôi. 
Những biến chứng thường gặp khi mang thai đôi
Những biến chứng thường gặp khi mang thai đôi

Cách dưỡng thai đôi hiệu quả

Thông thường, phụ nữ mang thai đôi thường tăng cân nhanh và cần bổ sung lượng calo lớn hơn so với người phụ nữ mang thai đơn. Theo tính toán cho thấy, mỗi thai nhi đòi hỏi mẹ bầu tiêu thụ thêm ít nhất 300 calo mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của thai nhi. Ví dụ, trong trường hợp mang thai song sinh, nhu cầu có thể lên đến 600 calo mỗi ngày.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả hai thai nhi phát triển khỏe mạnh, phụ nữ mang thai song thai cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng gấp đôi so với sang thai đơn.

Kinh nghiệm khi mang thai đôi mà bạn nên biết

Vì rủi ro khi mang thai đôi của cả mẹ và bé sẽ cao hơn so với mang thai đơn, nên bạn cần thật sự chú ý trong giai đoạn này. Sau đây là một số kinh nghiệm khi mang thai đôi mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Để nuôi dưỡng hai thai nhi, phụ nữ mang thai cần bổ sung năng lượng nhiều hơn so với khi mang thai đơn. Việc bổ sung khoảng 2700 calo mỗi ngày giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ lẫn hai bé. Chế độ dinh dưỡng khoa học và đa dạng là yếu tố quan trọng đầu tiên để giúp ngăn ngừa các biến chứng trong quá trình mang thai đôi.

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Trong quá trình mang thai đôi, người mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thực đơn cho phụ nữ mang thai đôi cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phong phú, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, ngũ cốc và bổ sung máu để giúp giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật và sinh non. Ngoài ra, việc bổ sung axit folic thông qua rau cải và măng tây cũng rất quan trọng để giúp phòng tránh dị tật bẩm sinh cho thai nhi. 

Kiểm soát thai kỳ chặt chẽ

Trong quá trình thai kỳ, các mẹ bầu song thai cần thường xuyên đến bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe của mình và sự phát triển của cả hai em bé một cách chặt chẽ hơn. Đặc biệt, khi bước vào tháng thứ 4, việc tiến hành siêu âm trở nên cực kỳ quan trọng.

Các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu song thai thăm khám siêu âm mỗi tuần để đảm bảo việc sớm phát hiện các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ và đánh giá sự phát triển của từng thai nhi, từ đó có thể can thiệp kịp thời và hạn chế các tình huống xấu có thể xảy ra. 

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình mang thai đôi, khuyến khích các mẹ bầu nên sử dụng các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh. Các loại thuốc bổ sung vitamin D, canxi và kẽm không chỉ giúp mẹ phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Các mẹ bầu mang thai đôi nên uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ

Khâu cổ tử cung

Đa phần các phụ nữ mang thai đôi đều được bác sĩ chỉ định khâu tử cung nhằm giảm nguy cơ cổ tử cung mở sớm do sự phát triển của hai em bé cùng một lúc. Quá trình này có thể giúp giảm nguy cơ sinh non và ổn định tình trạng sức khỏe của mẹ và hai bé. 

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh đôi

Việc chăm sóc và bảo đảm sự phát triển toàn diện cho cặp song sinh không phải là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Điều quan trọng là bạn phải biết cách tối ưu hóa thời gian, sắp xếp và tập cho con có nếp sinh hoạt tương đồng nhau.

Cho cả hai bé bú cùng một lúc

Để tập cho hai bé bú cùng lúc, mẹ có thể sử dụng gối hỗ trợ để giữ cho cả hai bé nằm thoải mái và tránh bị nặng tay. Điều này giúp tạo thói quen ăn uống cho cả hai bé một cách thuận lợi. Nếu mẹ lo lắng về việc không có đủ sữa cho cả hai bé, có thể cân nhắc bổ sung thêm sữa phù hợp để đảm bảo cả hai bé đều được dinh dưỡng đầy đủ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kích thích sản xuất sữa bằng cách tăng cường việc cho các bé bú nhiều hơn trong những ngày đầu hoặc sử dụng máy hút sữa để tăng sản xuất sữa nếu cần thiết.

Cho cả hai bé bú cùng một lúc
Thường xuyên tập thói quen cho hai bé bú cùng lúc

Hình thành nếp sống chung

Sau khi ăn, ba mẹ có thể cùng vỗ ợ hơi và ru ngủ cho cả hai bé. Điều này, giúp bố mẹ sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và trò chuyện cùng nhau. Ngoài ra, việc vệ sinh, tắm rửa, thay tã và thời gian vui chơi cũng nên được thực hiện đồng thời để tạo thói quen sinh hoạt chung cho hai bé.

Nhờ sự hỗ trợ từ người thân

Việc chăm sóc bé sinh đôi sẽ rất dễ gây nên tình trạng căng thẳng, lo lắng và giận dữ nếu không có sự hỗ trợ từ chồng hoặc người thân. Vì vậy, việc chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau là điều vô cùng quan trọng giúp giảm bớt áp lực cho người mẹ.

Nhờ sự hỗ trợ từ người thân
Các mẹ nên nhờ đến sự hỗ trợ từ người thân để giúp giảm bớt áp lực trong quá trình chăm sóc hai bé sinh đôi

Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được bí quyết sinh đôi, cách dưỡng thai đôi cũng như cách chăm sóc hai bé sau sinh rồi đúng không? Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn thụ thai đôi thành công. Ngoài ra, nếu thấy bài viết này hay và hữu ích, thì đừng quên chia sẻ cho bạn bè hoặc người thân của mình cùng biết với nhé.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế