53

6 Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú các mẹ cần lưu ý

Phạm Thị Huế 22/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Rụng trứng có thể tiếp tục xảy ra ngay sau sinh chỉ vài tuần. Do đó, tránh thai trong giai đoạn đang cho con bú là vấn đề phụ nữ hết sức quan tâm. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú mà các mẹ không thể bỏ qua để kiểm soát tốt kế hoạch mang thai của mình.

Rụng trứng sau sinh là gì?

Trong suốt thời gian thai kỳ, buồng trứng sẽ tạm dừng giải phóng trứng như những chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Sau khi sinh được một khoảng thời gian, trứng lại tiếp tục được giải phóng từ buồng trứng và di chuyển vào ống dẫn trứng để chờ đợi thụ tinh.

Lúc này, nếu như trứng gặp tinh trùng và làm tổ thành công tại tử cung thì bạn lại tiếp tục mang thai chỉ sau khi sinh một thời gian ngắn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy bạn cần nắm rõ những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú để ngừa thai một cách chủ động.

Chị em sẽ rụng trứng sau sinh khoảng một thời gian
Chị em sẽ rụng trứng sau sinh khoảng một thời gian

Sau sinh bao lâu thì sẽ rụng trứng? 

Thông thường, phụ nữ sau sinh từ 45 – 94 ngày sẽ bắt đầu rụng trứng và có chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Đa số phụ nữ không rụng trứng trong khoảng ít nhất 6 tuần sau khi sinh con. Tuy nhiên cũng có một vài chị em đến sớm hơn hoặc thậm chí chu kỳ kinh nguyệt trở lại rất muộn, có thể là hơn 1 năm.

Phụ nữ không cho con bú thì thường có xu hướng rụng trứng sớm hơn so với những bà mẹ cho con bú. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể sẽ sản sinh hormone prolactin gây ức chế các hormone nội tiết progesterone và estrogen. Đồng thời hormone này cũng làm ức chế cơ thể sản xuất hormone GnRH, FSH ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.

6 Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Thay đổi thân nhiệt

Nhiệt độ cơ thể bình thường ở trạng thái tốt thường dao động từ 36 đến 37.5 độ C. Khi rụng trứng, thân nhiệt của chị em sẽ tăng hơn so với bình thường. Thông thường, chị em sẽ tăng từ 0.3 đến 0.7 độ C, đây là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú phổ biến và khá dễ nhận biết.

Thay đổi thân nhiệt là một dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú
Thay đổi thân nhiệt là một dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Thay đổi chất dịch nhầy ở cổ tử cung

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú rõ ràng là sự thay đổi của chất dịch nhầy ở cổ tử cung. Khi trứng rụng lại sau sinh, chị em sẽ thấy chất nhầy trở nên co giãn, trơn, ẩm ướt và có màu trong như lòng trắng trứng.

Thay đổi vị trí, độ cứng cổ tử cung

Cổ tử cung thường thay đổi vị trí hoặc trở nên ẩm ướt, mềm hơn, mở rộng và cao lên là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu khó có thể tự nhận biết được.

Bầu ngực sưng và căng đau

Nhũ hoa của phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm, bầu ngực sưng và căng đau vào thời điểm rụng trứng khi đang cho con bú. Dấu hiệu này dễ khiến chị em nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai hoặc liên quan đến bầu ngực ở trong giai đoạn cho con bú.

Bầu ngực sưng đau cũng là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú
Bầu ngực sưng đau cũng là dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú

Đau tức ở vùng bụng dưới

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú dễ dàng nhận biết nữa là đau tức vùng bụng dưới. Khi trứng rụng, cơn đau này sẽ khiến chị em cảm thấy như một cơn nhói đau và âm ỉ ở phần bụng nơi mà buồng trứng giải phóng trứng. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ và kèm theo một vài dấu hiệu khác như buồn nôn, chóng mặt hoặc chảy máu âm đạo nhẹ.

Tăng ham muốn

Đa số chị em đều có dấu hiệu tăng ham muốn quan hệ cùng chồng khi rụng trứng trong giai đoạn cho con bú. Bên cạnh đó, cơ thể của mẹ sau sinh có thể trở nên quyến rũ hơn, các phần khung xương cũng sẽ mềm mại hơn,…

Phân biệt rụng trứng sau sinh và rụng trứng thông thường

Dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú và rụng trứng thông thường gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, rụng trứng thông thường sẽ xuất hiện trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Ngược lại, rụng trứng sau sinh sẽ xuất hiện một lần sau khoảng thời gian dài mang thai và sau sinh một vài tháng. Do đó, dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú rất rõ ràng để chị em nhận biết sau một thời gian dài không hành kinh. 

Rụng trứng khi đang cho con bú có thể có thai không?

Rụng trứng khi đang cho con bú và quan hệ tình dục thì mẹ hoàn toàn có thể mang thai. Khi trứng rụng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng và gặp tinh trùng để thụ tinh như chu kỳ bình thường. Do đó, rất nhiều chị em đã mang thai ngoài ý muốn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe chính mình và con cái.

Rụng trứng sau sinh hoàn toàn có thể mang thai
Rụng trứng sau sinh hoàn toàn có thể mang thai

Một số biện pháp phòng tránh thai sau sinh an toàn

Thông thường, sau sinh khoảng từ 6 – 8 tuần, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại. Vì vậy, để tránh mang thai ngoài ý muốn, chị em cần tìm hiểu những biện pháp ngừa thai sau sinh an toàn dưới đây.

Dùng bao cao su

Bao cao su là phương pháp được dùng phổ biến giúp phòng tránh thai khi chị em phát hiện dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú. Sử dụng bao cao su khi quan hệ vừa có tác dụng ngừa thai vừa có thể ngăn nhiễm bệnh thông qua đường tình dục.

Hiệu suất ngăn ngừa mang thai khi sử dụng bao cao su lên tới 98%. Hiện nay trên thị trường có cả bao cao su danh cho nam và nữ. Vì vậy, chị em hãy chọn phương án phù hợp nhất để tránh thai an toàn nhé.

Dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có cơ chế làm tăng chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn không cho tinh trùng đến gặp trứng. Do đó, khi có dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú, nhiều chị em lựa chọn biện pháp uống thuốc tránh thai.

Trên thị trường hiện nay có hai loại thuốc tránh thai bao gồm: Thuốc tránh thai tổng hợp có kết hợp estrogen và progestin; thuốc tránh thai chỉ chứa progestin. Theo khuyến cáo, đối với các mẹ đang cho con bú thì chỉ nên dùng loại thuốc chỉ chứa progestin vì estrogen có thể gây ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa.

Đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là việc đặt một dụng cụ nhỏ có hình chữ nhật vào tử cung của người phụ nữ. Khi vòng được đặt đúng cách, chị em có thể ngừa thai hiệu quả lên tới 99% trong khoảng 5 – 10 năm.

Với phương pháp này, chị em có thể phòng tránh thai lâu dài với hiệu quả cao. Tuy nhiên, sau 3 – 6 tháng đầu đặt vòng, chị em thường cảm thấy bị khó chịu. Ngoài ra, chị em cũng có thể bị chảy máu âm đạo và mắc các bệnh phụ khoa.

Đặt vòng tránh thai giúp ngừa mang thai ngoài ý muốn hiệu quả
Đặt vòng tránh thai giúp ngừa mang thai ngoài ý muốn hiệu quả

Cấy que ngừa thai Implanon

Một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao nhất cho đến hiện tại là que cấy tránh thai chứa nội tiết etonogestrel. Với phương pháp này, que cấy sẽ được cấy ở dưới da và có tác dụng trong khoảng 3 năm. Sau thời gian 3 năm hoặc khi que cấy được tháo ra, chị em hoàn toàn có thể mang thai trở lại bình thường.

Tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai dưới dạng tiêm có chứa thành phần hormone progestin được gọi là depot medroxyprogesterone acetate (DMPA) giúp ngừa thai lên tới 3 tháng. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn về tình trạng sức khỏe có phù hợp để dùng phương pháp này không.

Các mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu rụng trứng khi đang cho con bú để có kế hoạch sinh sản phù hợp nhất. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về những phương pháp tránh thai sau khi để chủ động bảo vệ sức khỏe cũng như ân ái vợ chồng nhé.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế