106

Ăn gì để chuyển dạ nhanh? 9 Thực phẩm kích thích chuyển dạ nhanh

Phạm Thị Huế 28/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Giai đoạn chuyển dạ là một trong những quá trình quan trọng của việc sinh nở. Dù mang thai lần thứ bao nhiêu đi chăng nữa, mẹ bầu cũng không tránh khỏi lo lắng, hồi hộp khi gần sát ngày chuyển dạ. Đặc biệt là ở những tháng gần cuối thai kỳ, không ít mẹ bầu đều băn khoăn về vấn đề ăn gì để chuyển dạ nhanh? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những thực phẩm giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh nhé!

Mô tả quá trình chuyển dạ

Mô tả quá trình chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ thường diễn ra từ tuần 37 đến tuần 40

Trước khi đi vào tìm hiểu bà bầu ăn gì để chuyển dạ nhanh, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu quá trình chuyển dạ là gì nhé.

Chuyển dạ là quá trình diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ (thường bắt đầu từ tuần 37 đến tuần 42). Quá trình này kích thích thai nhi và bánh nhau đẩy ra bên ngoài tử cung, thông qua âm đạo của mẹ để chui ra ngoài. Ở những tuần cuối của thai kỳ, dấu hiệu của việc chuyển dạ là những cơn co thắt ở cổ tử cung, khiến cho vùng bụng của mẹ bầu cứng hơn và cổ tử cung cũng dần mở rộng.

Quá trình chuyển dạ nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng thai phụ cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian chuyển dạ. Cơn chuyển dạ thường diễn ra theo 2 pha là:

  • Pha tiềm tàng: Đây là quá trình cổ tử cung của người mẹ bắt đầu mở cho tới lúc mở được 6cm. Quá trình này có thể kéo dài từ vài tiếng đến 1 ngày, đối với những mẹ bầu mới sinh con lần đầu thì quá trình này thường kéo dài hơn.
  • Pha tích cực: Được tính từ thời điểm cổ tử cung mở được 6cm cho đến khi cổ tử cung mở thêm 6 – 10cm nữa. Trung bình mỗi tiếng cổ tử cung có thể mở thêm 1cm, vậy nên pha tích cực có thể kéo dài từ 6 – 8 tiếng.

Thời điểm thích hợp để mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ

Thông thường, các cơn đau chuyển dạ sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 37 trở đi, bởi đây là thời điểm thai nhi đã trưởng thành. Bụng của người mẹ sẽ cảm thấy căng lên sau tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 của thai kỳ, tuy nhiên không cảm thấy đau dữ dội và đều đặn.

Sau khoảng 37 tuần hay phổ biến hơn là từ tuần 38, 39 & 40 của thai kỳ, nếu mẹ bầu cảm thấy những cơn đau xảy ra sau mỗi 20 phút/lần thì hãy ngay lập tức đến bệnh viện.

Cũng bởi vậy, tháng cuối là thời điểm phù hợp để mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Cùng tiếp tục theo dõi bài viết để biết thai 37 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ, thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ, thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ hoặc thai 40 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ nhé!

Bà bầu ăn gì để chuyển dạ nhanh theo kinh nghiệm dân gian

Dứa

ăn dứa để chuyển dạ nhanh
Dứa là thực phẩm giúp kích thích chuyển dạ rất tốt

Bầu tháng cuối ăn gì để nhanh chuyển dạ?Đứng đầu trong danh sách những thực phẩm giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh ở những tuần cuối của thai kỳ đó là dứa. Hàm lượng enzyme bromelain có trong dứa giúp hỗ trợ làm mềm cổ tử cung, giúp cổ tử cung nhanh mở hơn, hạn chế những cơn đau khi sinh thường.

Chè mè đen

Mè đen là loại thực phẩm vừa có tác dụng bổ máu, vừa tốt cho hệ tiêu hóa và đồng thời cũng hỗ trợ quá trình sinh nở của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu đang thắc mắc ăn gì de chuyển dạ nhanh, thì có thể tham khảo thử chè mè đen, cháo mè đen, bánh trôi mè đen nhé.

Đồ cay

Những đồ ăn có vị cay nóng thường kích thích sản sinh prostaglandin – một loại hormone tự nhiên của cơ thể giúp làm tăng co bóp thành tử cung, hỗ trợ giục sinh hiệu quả.

Đu đủ xanh

Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh nhất?Câu trả lời đó là đu đủ xanh, một loại quả có chứa papain – loại enzyme đặc biệt giúp kích thích các cơn co thắt tử cung diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Hoạt chất này chỉ có trong nhựa của quả đu đủ xanh, vì vậy nếu mẹ bầu ăn đu đủ chín thì sẽ không có tác dụng.

Cà tím

Mẹ bầu 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ? Theo kinh nghiệm dân gian, ăn cà tím vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu dễ sinh thường hơn. Loại thực phẩm này hỗ trợ cổ tử cung co giãn tốt hơn, nhờ đó quá trình chuyển dạ cũng diễn ra nhanh hơn.

Rau khoai (rau lang) luộc

Rau khoai lang luộc tốt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Rau khoai lang luộc tốt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Đây là món ăn dinh dưỡng được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong suốt thai kỳ. Hàm lượng vitamin, chất xơ mà rau lang cung cấp giúp mẹ bầu giảm táo bón hiệu quả. Ở tháng cuối cùng, rau lang còn giúp cổ tử cung mềm hơn, rút ngắn thời gian chuyển dạ.

Giấm balsamic

Bầu 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ? Làm sao có thể bỏ qua giấm balsamic. Thành phần chính của loại giấm này chính là nước ép nho nguyên chất, vì vậy chúng có khả năng cung cấp các loại enzyme giúp đẩy nhanh tốc độ mở cổ tử cung. Mẹ bầu có thể dùng giấm để trộn salad, gỏi để làm tăng hương vị cho món ăn.

Những món ăn chứa tinh bột, đường

Ngoài những thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ kể trên, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm những món ăn chứa nhiều tinh bột và đường. Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp thật nhiều năng lượng, giúp mẹ bầu thuận lợi vượt qua giai đoạn chuyển dạ khó khăn.

Ngoài ăn uống, mẹ bầu nên làm gì để dễ sinh thường

Tập thể dục với bóng sinh nở giúp kích thích chuyển dạ nhanh
Tập thể dục với bóng sinh nở giúp kích thích chuyển dạ nhanh

Bên cạnh những loại thực phẩm nằm trong danh sách ăn gì để kích thích chuyển dạ nhanh, mẹ bầu cũng có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ bằng những bài tập đơn giản sau:

  • Vận động nhẹ nhàng, đi bộ thư giãn trong quá trình chờ sinh.
  • Massage kích thích đầu ti bằng cách mân mê thường xuyên.
  • Quan hệ vợ chồng đều đặn giúp cổ tử cung dễ mở, hormone kích thích co bóp tử cung cũng sẽ được tiết ra nhiều hơn.
  • Thực hiện các bài tập với bóng sinh (lăn qua lăn lại, nhún lên xuống nhẹ nhàng,…).
  • Tập thở đúng cách để giúp mẹ dễ dàng vượt qua quá trình chuyển dạ & vượt cạn.

Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ, mẹ bầu đã có câu trả lời cho những thắc mắc ăn gì để thúc đẩy chuyển dạ, ăn gì để chuyển dạ nhanh. Để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi và an toàn nhất, mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ theo dõi.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế