3 Giai đoạn chuyển dạ: Tiền chuyển dạ, Tích cực , Chuyển tiếp
Giai đoạn chuyển dạ là quá trình khó khăn cuối cùng, mà các mẹ bầu cần phải vượt qua. Đây là giai đoạn chuẩn bị gặp con yêu sau chín tháng mười ngày mang nặng vất vả. Tuy vậy, khi thời điểm hay khoảnh khắc này diễn ra. Không phải là mẹ bầu nào cũng bình tĩnh và đối diện để giúp quá trình này diễn ra được suôn sẻ. Một số những hiểu biết sau đây sẽ giúp các mẹ phần nào khỏi bỡ ngỡ. Đặc biệt nhất là các mẹ đang trong giai đoạn sinh con đầu lòng.
Mục lục
Thế nào là chuyển dạ
Đây là quá trình diễn ra trong giai đoạn cuối thai kỳ của mẹ bầu, thường từ tuần 37. Quá trình này làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Vào cuối thai kỳ thì triệu chứng báo hiệu thời điểm sắp sinh sẽ xuất hiện. Bao gồm một số triệu chứng liên quan đến cơ ở tử cung. Lúc này, cơ tử cung sẽ bắt đầu co thắt (xuất hiện các cơn gò tử cung).
Các cơ tử cung sẽ khiến phần bụng trở nên cứng, cổ tử cung bắt đầu mở rộng dần. Tiếp đó, xuất hiện cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn giữa các cơn co thắt. Khi này, thai nhi trong tử cung vừa xoay vừa di chuyển xuống dưới vào khung chậu của mẹ. Khi bắt đầu có cơn đau đầu tiên và kéo dài suốt giai đoạn chuyển dạ. Với việc cổ tử cung mở được 10cm cùng với sức rặn của thai phụ thì thai nhi sẽ dần lọt qua khung chậu của người mẹ.
Một số dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết nhất
Một thai kỳ bình thường diễn ra 9 tháng 10 ngày là đến ngày sinh nở. Tuy vậy, việc sinh nở thường rất khó theo kế hoạch và bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, mẹ bầu có thể tham khảo các dấu hiệu sắp sinh dưới đây. Để chuẩn bị tâm lý vượt cạn để bước vào giai đoạn chuyển dạ và gặp thiên thần nhỏ của mình
Sa bụng dưới
Khi vào giai đoạn cuối thai kỳ, thì thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Ở hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc thậm chí vài giờ trước khi sắp sinh thật. Và đặc biệt dễ nhận biết đối với trường hợp lần đầu sinh con.
Trường hợp những mẹ bầu sinh con lần thứ 2 trở đi, dấu hiệu này thường không rõ. Và chỉ cảm nhận được khi chuyển sang giai đoạn sinh. Khi này, thai nhi đã ở tư thế sẵn sàng chào đời. Đầu bé xoay xuống và ở vị trí thấp. Phía đầu của trẻ sẽ chèn ép lên bàng quang và làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn giống như 3 tháng đầu thai kỳ.
Cảm thấy trằn nặng ở bụng dưới nhiều hơn nên mẹ bầu sẽ thấy mình di chuyển khó khăn, nặng nề hơn. Mẹ sẽ thấy dễ thở hơn vì bé không còn chiếm không gian phổi và làm giảm áp lực lên lồng ngực.
Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự như nào
Những cơn gò tử cung chuyển dạ là một dấu hiệu đặc biệt trong giai đoạn chuyển dạ. Cơn co thắt tử cung thỉnh thoảng vẫn xuất hiện với tần suất không đều, thưa thớt, không gây đau. Hiện tượng này cũng không gây xóa mở cổ tử cung. Thai phụ cần lưu ý hiểu đúng và nhận biết đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật.
Những cơn co thắt sẽ xuất hiện thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Và diễn ra với cường độ và tần suất ngày càng tăng dần. Thời điểm này thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn. Thời gian khoảng 5-10 phút sẽ xuất hiện cơn gò. Kéo dài từ 30 – 60 giây. Sau đó, tăng dần 2 cho đến 3 phút có 1 cơn. Vậy nên, sẽ không quá khó để thai phụ phân biệt co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.
Vỡ ối
Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy phụ sản bắt đầu chuyển dạ, sắp sinh em bé. Bé phát triển trong 1 túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Đến khi túi ối này vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Thông thường, các mẹ bầu sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh. Và với tần suất đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không thấy đau đớn.
Trong trường hợp mẹ bầu chỉ thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân. Thai phụ cần phân biệt đó là nước tiểu hay nước ối. Nếu thai phụ nghi ngờ mình bị vỡ ối nên đến khám lại với bác sĩ khoa sản. Túi ối bị vỡ ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn chuyển dạ. Từ đó tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.
Với những mẹ bầu đã đủ 37 tuần thai thì việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 12 – 24 giờ tới. Tuy vậy, nếu mẹ bị vỡ ối mà vẫn không thể sinh thường. Bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp mổ để đảm bảo an toàn cho em bé. Vì vậy tình trạng vỡ ối để càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng cho bé càng cao trong giai đoạn chuyển dạ.
Cổ tử cung giãn nở
Những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ giãn nở bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sanh. Lúc này, cổ tử cung giãn ra và mỏng đi dần. Điều này diễn ra trước khi mẹ bầu chuyển dạ nhằm thông đường cho trẻ chào đời. Trong khi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo.
Cùng với tốc độ xóa mở cổ tử cung của từng thai phụ sẽ nhanh chậm khác nhau. Mức bình quân cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là mở trọn thuận lợi cho cuộc sanh. Giai đoạn mở cổ tử cung thường được chia làm 2 giai đoạn gồm
- Với giai đoạn 1: Thì cổ tử cung bắt đầu mở đến 3 cm, phát triển chậm khoảng 6 – 8 giờ, trung bình mỗi 2 giờ mở 1 cm
- Trong giai đoạn thứ 2: Lúc này cổ tử cung mở từ 3 – 10 cm mức tiến triển nhanh, khoảng 7 giờ, bình quân mỗi giờ giãn thêm 1cm hoặc nhiều hơn.
Mất nút nhầy
Mất nút nhầy là một khối chất nhầy dày nằm tại lỗ cổ tử cung. Đây được xem như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Khoảng tuần 37 – 40 của thai kỳ, thì mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ. Đó chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho trẻ chào đời. Thường dịch nhầy sẫm màu hoặc màu hồng, có một ít máu. Đó là dấu hiệu sắp sinh cho thấy trong một vài ngày tới, em bé sẽ chào đời.
Trong thời gian giữa việc mất nút nhầy và thời gian bắt đầu thực sự trong giai đoạn này là không cố định. Một số các mẹ bầu có thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi đi vào chuyển dạ chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Ở trường hợp này nếu thai kỳ đã đủ tháng và mẹ bầu mong muốn gặp bé yêu song vẫn chưa có hiện tượng sắp sinh. Các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được áp dụng các phương pháp khởi phát chuyển dạ.
Bản năng “làm tổ”
Trong những tuần cuối, mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu mang thai). Khi này, bụng ngày càng to, gây chèn ép bàng quang. Điều này khiến mẹ bầu phải đi tiểu đêm thường xuyên, nên rất khó ngủ yên giấc mỗi đêm. Vì vậy, nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, các mẹ bầu nên tranh thủ ngủ dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới. Và ngược lại, ở giai đoạn chuyển dạ, có không ít mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng.
Chuột rút, đau thắt lưng
Trước khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Cùng với tình trạng đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Và đặc biệt nếu là lần đầu tiên bạn mang thai, các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhận biết sẽ rõ ràng hơn. Tình trạng các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị giãn, kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi ra đời.
Giãn khớp
Trong suốt quá trình thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Khi này, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “lâm bồn”. Đó là phản ứng tự nhiên nên các mẹ đừng hốt hoảng nhé.
Giai đoạn chuyển dạ diễn ra thế nào?
Các mẹ bầu trải sẽ trải qua ba giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ. Giai đoạn là sự xóa mở cổ tử cung (dạ con). Bao gồm pha tiềm tàng chuyển sang pha tích cực khi xuất hiện cơn co tử cung mạnh hơn thúc đẩy cổ tử cung xóa mở. Bước sang giai đoạn hai đến lúc các mẹ rặn cho bé chào đời. Và giai đoạn ba là lúc rau sổ ra. Sau đây là chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ để mẹ bầu có thể chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp đến.
Giai đoạn tiềm thời tiền chuyển dạ
Trong giai đoạn này, bạn cần cố gắng thư giãn, không nhất thiết phải vội vàng đến bệnh viện. Đây là quá trình chuyển dạ mới bắt đầu và sẽ diễn ra vào ban đêm. Bạn hãy cố gắng tranh thủ ngủ một giấc thật sâu. Vì lúc này cơn gò tử cung còn thưa và cảm giác đau ít. Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ thì hãy tắm gội sạch sẽ và làm một số việc nhẹ nhàng. Các dấu hiệu:
- Cơn đau kéo dài từ 6 -12 giờ
- Cổ tử cung xóa và mở ra 3-4cm
- Những cơn gò kéo dài khoảng 30-45 giây, 5-30 phút nghỉ ngơi giữa mỗi cơn gò
- Các cơn gò thường nhẹ và có tần suất thưa, sau mạnh dần và thường xuyên hơn
- Những cơn gò gây nên cảm giác đau vùng lưng dưới, đau bụng như đau bụng kinh và áp lực ở vùng xương chậu
- Và âm đạo tiết dịch nhầy kèm theo máu
- Lúc này túi ối có thể bị vỡ
Giai đoạn chuyển dạ khi cơn gò bắt đầu tăng dần và cảm thấy đau nhiều hơn, thai phụ cần nhập viện. Để bác sĩ sẽ khám đánh giá cuộc chuyển dạ, theo dõi sức khỏe mẹ và bé để có hướng xử trí phù hợp. Trong trường hợp cuộc chuyển dạ có thể diễn ra lâu hơn so với thông thường (18 – 24 giờ). Những cơn đau này xuất hiện nhiều ở các bà mẹ sinh con đầu lòng hoặc sinh song thai.
Giai đoạn tích cực
Giai đoạn này, những cơn gò sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn và tần suất dày hơn. Nếu bạn muốn giảm cảm giác khó chịu thì có thể đi lại nhẹ nhàng. Hoặc tắm nước ấm và thử một vài bài tập thư giãn giữa các cơn gò. Hãy tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên. Những đặc điểm của cơn chuyển dạ tích cực:
- Thời gian kéo dài từ 3-5 giờ. Đối với lần sinh đầu tiên của bạn hoặc bạn được gây tê ngoài màng cứng và quá trình này có thể kéo dài hơn.
- Cổ tử cung sẽ giãn ra từ 4-8cm
- Những cơn gò kéo dài khoảng 45-60 giây với 3-5 phút, có nghỉ giữa các cơn.
Giai đoạn chuyển tiếp
Xuất hiện giai đoạn chuyển dạ ngắn nhất nhưng khó khăn nhất với những cơn gò mạnh và rất gần nhau. Khi này, bạn cần đến sự hỗ trợ từ những người xung quanh như mẹ, chồng, người thân, hộ lý massage hoặc chườm ấm. Điều này giúp cho thai phụ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng. Những đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp:
- Thời gian kéo dài khoảng 30 phút – 2 giờ
- Đồng thời cổ tử cung giãn ra hoàn toàn từ 8-10cm
- Những cơn gò kéo dài khoảng 60-90 giây với thời gian nghỉ 30 giây – 2 phút giữa các cơn
- Và cơn gò kéo dài, rất mạnh, dữ dội và có thể chồng chéo lên nhau
- Lúc này thai phụ có thể bị nóng bừng, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa hoặc đầy hơi.
Các bước theo dõi chuyển dạ
Trong trường hợp sản phụ mang thai bình thường, nếu đủ thời gian thai kỳ, sự chuyển dạ sinh nở là một việc tự nhiên. Tuy vậy trong quá trình chuyển dạ sinh có một số vấn đề có thể phát sinh ảnh hưởng tới mẹ và bé. Bạn cần có sự hiểu biết cần thiết, để sản phụ và người thân nên trang bị kiến thức đầy đủ về giai đoạn chuyển dạ. Bạn nên phối hợp với nhân viên y tế giúp việc sinh đẻ an toàn.
Theo dõi chỉ số toàn thân
- Về mạch
- Giai đoạn chuyển dạ bắt mạch 4 giờ/lần
- Thông thường mạch 70-80 lần/phút, mạch nhanh 100 lần/phút hoặc chậm 60 lần/phút là dấu hiệu bất thường. Trường hợp sản phụ đang ở tuyến xã phải hồi sức rồi chuyển tuyến gần nhất.
- Và đo huyết áp trong chuyển dạ 4 giờ/lần, phải đo huyết áp thường xuyên khi có chảy máu hoặc mạch nhanh.
- Cần phải chuyển tuyến khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu mà trên 90 mmHg hoặc cả hai, thì cần cho thuốc hạ áp trước khi chuyển. Và huyết áp tụt thấp dưới 90/60 mmHg phải hồi sức và chuyển tuyến. Trường hợp tụt quá thấp phải hồi sức và gọi tuyến trên xuống hỗ trợ.
- Đến tuyến trên cần có biện pháp xử lý đưa huyết áp về mức bình thường. Hoặc xử lý các tình huống xấu do huyết áp không bình thường gây ra.
- Việc đo thân nhiệt 4 giờ/lần, trường hợp ối vỡ theo dõi 2 giờ/ lần là cần thiết.
- Quan sát diễn biến toàn trạng nếu sản phụ mệt lả, kiệt sức, vật vã, khó thở cần có xử trí thích hợp.
Theo dõi tử cung
Giai đoạn xóa mở cổ tử cung, khi bắt đầu có cơn co của chuyển dạ thực sự đến khi cổ tử cung mở trọn. Được sự hướng dẫn chăm sóc thai của hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ năm 2007. Giai đoạn này một nữ hộ sinh theo dõi hai thai phụ chia làm hai thời kỳ
- Kỳ tiềm thời kỳ: Từ khi có chuyển dạ đến khi cổ tử cung 3-5 cm, thời gian trung bình 8 giờ
- Kỳ thứ hai là thời gian hoạt động: Từ khi cổ tử cung 3-5 cm đến khi cổ tử cung mở trọn, trung bình 7 giờ
- Đối với con so: Cổ tử cung mở 1,2 cm/ giờ.
- Và con rạ: Cổ tử cung mở > 1,5 cm/giờ.
Đo cơn co tử cung
Cơn co tử cung chia thành hai giai đoạn tiềm thời và giai đoạn hoạt động. Đối với giai đoạn chuyển dạ tiềm thời thì cổ tử cung mở từ 0 đến 4cm, kéo dài từ 8 đến 10 giờ. Và giai đoạn hoạt động cổ tử cung mở từ 4cm đến 10cm và kéo dài trên 7 giờ
- Giai đoạn 1a: Giai đoạn tiềm thời
- Bắt các cơn gò bằng tay: mỗi 1 giờ/lần
- Thời gian có là 20”
- Thời gian nghỉ là 3’ – 4’
- Nếu theo dõi bằng monitor, trung bình 3 cơn gò/ 10 phút, cường độ: 40 mmHg
- Giai đoạn 1b: Giai đoạn hoạt động
- Sẽ bắt cơn gò tử cung bằng tay mỗi 30 phút/lần
- Thời gian co là 30’’ – 40’’
- Thời gian nghỉ là 2’ – 3’
- Khi cổ tử cung gần nở
- Thời gian co là 40”–50”
- Thời gian nghỉ là 1’–1’30”
- Nếu theo dõi bằng monitor, trung bình 3 – 4 cơn gò/10 phút, cường độ là 60 – 100 mmHg.
- Khi cổ tử cung gần trọn thì trung bình: 4 – 5 cơn gò/10 phút, cường độ: 80 – 100 mmHg.
Theo dõi xóa mở tử cung
Độ mở tử cung là dùng ngón trỏ và ngón giữa để ước lượng độ mở. Có thể mô tả độ mở cổ tử cung bằng cm. Và cổ tử cung mở hoàn toàn là 10 cm. Độ xóa cổ tử cung cũng dùng ngón trỏ và ngón giữa để ước lượng độ mỏng và ngắn đi của cổ tử cung.
Trường hợp độ dài cổ tử cung giảm đi phân nửa là xóa 50% . Và khi cổ tử cung trở nên mỏng sát với đoạn dưới tử cung là xóa 100%. Tiếp đến là hướng cổ tử cung là mối liên quan giữa cổ tử cung với đầu thai nhi được chia thành hướng trước, trung gian và sau. Trường hợp con so cổ tử cung xóa trước mở sau và con rạ cổ tử cung vừa xóa vừa mở.
Đo tim thai
Bạn nên theo dõi tim thai và cơn co bằng monitoring cho những thai kỳ có nguy cơ cao. Và nếu như theo dõi monitoring nên đo trong 30 phút ở giai đoạn 1 và 15 phút trong giai đoạn 2. Nếu bình thường tim thai dao động trong khoảng 120-160 lần/phút, đều rõ. Nếu bất thường thì dưới 120 lần/phút, nhanh hơn 160 lần/phút, hoặc tim thai không đều, nghe xa xăm. Đo tim thai < 120 lần/phút khi đầu lọt là do đầu bị chèn. Đo tim thai trong giai đoạn chuyển dạ giúp nhận biết sức khỏe thai nhi.
Xác định ngôi thai
Việc xác định ngôi thai dựa vào điểm mốc của ngôi thai. Theo phân loại hiệp hội phụ khoa Hoa Kỳ năm 1989, sự phân chia khung chậu làm 5 phần. Với mỗi phần tương ứng 1 cm trên hay dưới gai chậu.
Như vậy, thai nhi sẽ ở vị trí -5 đến -1 và 0, nếu dưới gai hông la +1 đến +5. Trường hợp ngôi thai ở vị trí 0 hay thấp hơn hai gai hông là thai đã lọt. Theo dấu hiệu farabeuf ngón tay khám từ bờ dưới khớp vệ về đốt sống cùng số 2. Và nếu sờ được đốt sống cùng số 2 là ngôi chưa lọt. Còn nếu ngôi đã lọt, ngón tay sẽ bị ngôi thai chặn lại. Lúc này giai đoạn chuyển dạ có thể chuyển sang giai đoạn sinh.
Theo dõi lượng ối
- Túi ối còn thì mô tả hình dạng túi ối (dẹt, phồng, quả lê)
- Ối vỡ thì bấm ối, mô tả lượng, màu, mùi, giờ vỡ ối
- Khi ối vỡ đúng lúc là cổ tử cung ≥ 5 cm
- Khi ối vỡ sớm là có chuyển dạ thật sự nhưng vỡ chưa đúng lúc
- Khi ối vỡ non là lúc mà chưa có chuyển dạ thật sự
- Theo dõi số lượng nước ối
- Bình thường thì khoảng 500 – 1000 ml
- Đa ối sẽ là > 2000 ml
- Thiểu ối là < 500 ml
- Màu sắc nước ối
- Với màu trắng đục là bình thường
- Với màu trắng trong là thai non tháng
- Với màu vàng, xanh là có dấu hiệu suy thai
- Với màu đỏ nâu là thai chết lưu
- Để ý mùi nước ối
- Nếu hơi tanh là bình thường
- Nếu hôi thối thì bị nhiễm trùng
Những bất thường khi theo dõi chuyển dạ
Với bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với các biến chứng, các tai biến sản khoa. Những tai biến sản khoa có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào của thời kỳ thai nghén. Trong khi mang thai, trong giai đoạn chuyển dạ và sau 06 tuần sau sinh. Khi đó, các biến chứng, tai biến xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ chiếm tỷ lệ cao nhất. Rất nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và thai nhi. Nhiều biến chứng, tai biến có thể xảy trong nhưng hay gặp các biến chứng, tai biến sau:
- Các trường hợp được coi là có ngôi thai bất thường: Em bé không ở trong ngôi đầu, mà là ngôi ngang bé ốp lưng và vai vào cổ tử cung. Hoặc là ngôi mông bé áp mông vào cổ tử cung. Bên cạnh đó cũng có những ca sinh non bị ngôi thai bất thường do bé chưa có đủ thời gian để xoay chuyển thành tư thế ngôi đầu.
- Có khoảng 80% ca chỉ định sinh giúp, sinh mổ là do mẹ bầu khó sinh. Lý do gây ra tình trạng này có thể là do cơ địa của mẹ. Do bất thường ngôi thai hoặc do trục trặc trong khi chuyển dạ.
Nguy cơ tiền sản giật của mẹ bầu, nên phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám sớm. Nếu tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt. Khi xuất hiện một số dấu hiệu nghi ngờ tiền sản giật có nguy cơ cao thì nên đi làm xét nghiệm tiền sản giật.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai phụ luôn bình tĩnh và tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình. Hãy tập hít thở sâu và lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Luôn đặt lòng tin vào đội ngũ bác sĩ và người thân sẽ giúp mẹ có một tâm lý ổn định và thoải mái ngay trước khi sinh. Chúng tôi hy vọng với bài viết về giai đoạn chuyển dạ trên thì những sản phụ sẽ luôn can đảm để thực hiện thiên chức của mình, để trở thành một bà mẹ đúng nghĩa đón chào đứa con thân yêu.