45

Bầu nằm võng được không? Cách nằm võng an toàn cho mẹ bầu

Phạm Thị Huế 30/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Nhiều bà bầu rất thích nằm võng để nghỉ ngơi vì cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên điều này lại gây tranh cãi vì nhiều ý kiến cho rằng nằm võng không tốt cho mẹ bầu và em bé. Cùng nhau tìm hiểu bầu nằm võng được không nhé.

Bà bầu nằm võng được không?

Đối với nhiều người, khi nằm võng ngủ sẽ thấy ngon giấc và ngủ sâu hơn khi ngủ trên giường. Những rung lắc nhẹ nhàng khiến con người dễ rơi vào giấc ngủ hơn, và một khi đã quen nằm võng thì việc phải ngủ trên giường sẽ khiến bạn cảm thấy “thiếu thiếu”.

Bà bầu có được nằm võng không?
Theo ý kiến chuyên gia, bà bầu không nên nằm võng

Vậy bà bầu nằm võng được không, có nên nằm võng khi mang thai hay không? Các chuyên gia y tế đều đưa ra khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên nằm võng, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu khi thai nhi chưa phát triển ổn định. Còn ở những tháng tiếp theo, bụng bầu đã phát triển khá lớn thì việc nằm võng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu.

Không chỉ vậy, việc nằm võng còn khiến cơ thể của người mẹ bị bó hẹp, phần ngực bị chèn ép. Tư thế đầu nằm trên cao cùng chân ở phía trên có thể làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp, khiến việc máu lên não lưu thông kém hơn dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu não và ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu.

Tại sao bà bầu không được nằm võng?

Cùng tìm hiểu lý do vì sao mẹ bầu không nên nằm võng và thực sự mẹ bầu nằm võng có tốt không nhé!

Khi mẹ bầu nằm võng thai nhi dễ bị chèn ép

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn cần một tư thế ngủ thoải mái để mẹ và em bé luôn khỏe mạnh. Nếu nằm võng thì cơ thể của người mẹ dễ bị chèn ép, khó trở mình và thay đổi tư thế khiến nhức mỏi tay chân.

Mẹ bầu nằm võng trong một thời gian dài và liên tục có thể làm tăng áp lực lên tử cung. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi. Khi mẹ gập người hay nằm nghiêng khi ngủ trên võng sẽ dễ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, nhất là ở giai đoạn đầu khi em bé chưa ổn định.

Tác động tiêu cực đến cột sống

Tác động tiêu cực đến cột sống
Nằm võng thời gian dài có thể gây những tác động tiêu cực đến cột sống mẹ bầu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên nằm võng rất dễ gặp những bệnh lý liên quan đến cột sống (điển hình là thoát vị đĩa đệm).

Trong khi đó, cột sống của phụ nữ mang thai vốn đã bị ảnh hưởng một phần do sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Nếu không cung cấp đủ canxi cộng với việc nằm võng thường xuyên sẽ dễ khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về xương sống như đau mỏi cổ vai gáy, gai cột sống, đau dây thần kinh cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Có bầu nằm võng được không? Câu trả lời là không nên, vì ngoài việc bị chèn ép thì hệ hô hấp cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Khi nằm võng, tư thế của người mẹ sẽ là phần đầu và chân ở trên cao, ngực và bụng thấp hơn và hơi gập lại. Do đó phần ngực, vị trí của phổi sẽ có ít không gian hoạt động khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng tức ngực, khó thở, chóng mặt.

Dễ bị ngã

Lý do cuối cùng lý giải cho việc tại sao bà bầu không nên nằm võng đó là bởi nằm võng làm tăng nguy cơ bị ngã khi đang mang thai. Nguy cơ bị ngã khi mẹ bầu nằm võng có thể được lý giải bởi 2 nguyên do sau:

  • Nếu dây buộc võng không chặt hoặc võng bị đung đưa quá mức kiểm soát có thể khiến võng bị tuột hoặc mẹ bầu bị rơi khỏi võng. Điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
  • Tư thế nằm võng khiến cho oxi và máu khó lưu thông lên não, dễ gây ra những cơn chóng mặt, hoa mắt, choáng váng hoặc tê bì chân tay. Nếu mẹ bầu đứng lên đột ngột khi đang nằm võng cũng rất dễ bị ngã.

Cách nằm võng đúng cho mẹ bầu

Cách nằm võng đúng cho mẹ bầu
Chọn loại võng chắc chắn và chỉ nên nghỉ ngơi trong thời gian ngắn

Qua những phân tích ở trên, chúng ta đã biết câu trả lời cho thắc mắc bầu có nên nằm võng theo ý kiến của nhiều chuyên gia là không nên. Tuy nhiên nếu mẹ bầu thực hiện đúng những hướng dẫn sau đây thì vẫn có thể nằm võng để nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn:

  • Lựa chọn những loại võng chất lượng, được cột chắc chắn: Mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng những chiếc võng có độ an toàn cao, không bị rỉ sét hay mối mọt, mục vải để tránh bị ngã.
  • Điều chỉnh độ cong, độ cao thấp của võng phù hợp: Không nên để võng quá cao gây nguy hiểm. Độ cong của võng cũng cần điều chỉnh hợp lý để mẹ bầu không bị chèn ép phần ngực và bụng quá nhiều.
  • Chỉ nên nằm võng trong thời gian ngắn: Không nên nằm võng quá lâu hoặc dùng để ngủ những giấc dài. Mẹ bầu chỉ nên nằm nghỉ ngơi trên võng khoảng 20 – 30 phút.
  • Sử dụng thêm gối hoặc chăn để chặn lưng: Mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng hay một chiếc gối đặt dưới phần cổ, lưng, đầu gối khi nằm võng. Điều này làm giảm tác động của võng lên cột sống mẹ bầu.
  • Đứng lên hoặc nằm xuống võng nhẹ nhàng: Mẹ bầu cần thật cẩn thận khi muốn ngồi xuống hoặc đứng dậy khỏi võng. Kéo võng đủ rộng để ngồi xuống và đảm bảo rằng hai chân đã chạm xuống đất khi đứng dậy để tránh bị ngã.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc bầu nằm võng được không, bầu có được nằm võng không. Cùng với đó là một số cách giúp mẹ bầu có thể nằm võng an toàn nhất trong thai kỳ.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế