127

Bấm ối là gì? Có nguy hiểm không? Sau bấm ối bao lâu thì đẻ?

Phạm Thị Huế 15/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Bấm ối khi chuyển dạ là một thủ thuật được thực hiện khi cổ tử cung đã mở và đã có thể tiếp cận đầu ối. Phương pháp này được khuyến cáo thực hiện khi cổ tử cung mềm, đã mở một phần và ngôi thai thuận. Đây là một phương pháp không được ưu tiên lựa chọn vì có những nguy hiểm nhất định. Nếu những phương pháp khác không hiệu quả đối với chuyển dạ thì mới tiến hành đến bấm ối. Dù vậy, thủ thuật này vẫn khá phổ biến trong y học và được thực hiện một cách cẩn thận, an toàn.

Bấm ối khi chuyển dạ
Bấm ối khi chuyển dạ dưới sự hỗ trợ của bác sĩ có chuyên môn

Bấm ối là gì?

Bấm ối là một thủ thuật dùng trong chuyển dạ đẻ thường. Bấm ối được thực hiện khi cổ tử cung đã xóa mở và đã có thể tiếp cận đầu ối. Mục đích của việc này là để làm vỡ màng ối chủ động cho nước ối thoát ra ngoài. Từ đó làm giảm áp lực buồng ối, rút ngắn thời gian chuyển dạ đồng thời loại bỏ đầu ối khi không còn tác dụng.

Kỹ thuật bấm ối được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh. Có nhiều cách bấm ối khác nhau, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Bấm ối thực hiện khi cổ tử cung đã xóa mở
Bấm ối thực hiện khi cổ tử cung đã xóa mở

Bấm ối có đau không?

Bấm ối là một phương pháp khá truyền thống trong y học, đặc biệt là y học Việt Nam. Việc bấm ối có đau hay không còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, bao gồm cả kỹ thuật thực hiện của bác sĩ và cảm nhận cá nhân của sản phụ.

Một số sản phụ có thể cảm thấy không thoải mái hoặc bị đau khi bấm ối. Nếu người thực hiện không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm hay dùng lực không hợp lý (quá mạnh, quá yếu), có thể gây đau và tổn thương da cho người mẹ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ có chuyên môn cao và kỹ thuật tốt, quá trình bấm ối sẽ diễn ra suôn sẻ và ít ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ. Độ nhạy cảm của người mẹ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bấm ối có đau hay không.

Bấm ối bao lâu thì sinh?

Thông thường, sản phụ sẽ vỡ ối khi thai nhi đã có đủ điều kiện để ra khỏi bụng mẹ. Khi đó màng ối sẽ tự vỡ, tràn dịch ối qua cổ tử cung đến âm đạo. Tuy nhiên, có một số ít mẹ bầu không thể vỡ ối khi chuyển dạ. Lúc này, các bác sĩ hoặc y tế sẽ tiến hành thực hiện bấm ối. Khoảng 24% trường hợp thành công, quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu trong vòng 48 giờ. Nếu quá trình chuyển dạ không xuất hiện sau 36 giờ, bác sĩ có thể phải tiến hành truyền oxytocin.

Khi vỡ ối, các cơn co thắt sẽ xuất hiện một cách tự nhiên. Trường hợp cơn gò tử cung không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp truyền oxytocin qua tĩnh mạch.

Bấm ối bao lâu thì sinh?
Bấm ối bao lâu thì sinh

Khi nào thì chỉ định bấm ối

Chỉ định bấm ối đúng lúc khi cổ tử cung đã mở ra trên 8cm. Lúc này đầu ối đã không còn tác dụng nên bấm ối để chuẩn bị cho việc đỡ đẻ.

Trên lâm sàng, chỉ định phá ối chỉ được phép thực hiện trong các trường hợp:

  • Cổ tử cung đã mở hết.
  • Cổ tử cung đã mở từ 3-4cm và có thể tiếp cận được đầu ối. Đầu ối phồng có thể gây cản trở cho công cuộc sinh đẻ.
  • Sản phụ có màng ối quá dày, cổ tử cung không tiến triển hoặc tiến triển chậm.
  • Gây đẻ chỉ huy, làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm, đẻ thai thứ hai trong sinh đôi.
  • Giáp áp lực buồng tối trong các trường hợp đa ối.
Siêu âm thai nhi và chỉ định bấm ối
Siêu âm thai nhi và chỉ định bấm ố

Bên cạnh đó, y học chống chỉ định bấm ối đối với các trường hợp:

  • Sa dây rau trong bọc ối.
  • Chưa thật sự chuyển dạ, cơn co chưa đều đặn.
  • Cổ tử cung chưa mở hoàn toàn trong ngôi mông, ngôi vai.

Kỹ thuật bấm ối như thế nào

Vì là một thủ thuật y học có chuyên môn, bấm ối đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tốt. Kỹ thuật bấm ối được vạch ra với trình tự rõ ràng, tỉ mỉ và cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, quá trình này phải được diễn ra chính xác và nhanh chóng. Kỹ thuật bấm ối quyết định thủ thuật này có thành công hay không.

Để thực hiện bấm ối, cần chuẩn bị một cái kim có chiều dài 15-20cm. Tùy thuộc vào ngôi của thai nhi mà có cách thực hiện bấm ối khác nhau (ngôi đầu, đầu ối dẹt; ngôi đầu, đầu ối phồng; ngôi ngược, đầu ối phồng; ngôi ngang;…).

Các bước tiến hành

Quá trình bấm ối được tiến hành tuần tự theo các bước:

  • Chuẩn bị dụng cụ bấm ối. Giải thích cho mẹ bầu tác dụng của bấm ối, hướng dẫn tư thế sản khoa, thở đều, không rặn.
  • Nghe tim thai trước khi thực hiện, ghi tần số tim thai, cường độ.
  • Rửa sạch âm đạo bằng nước vô khuẩn, thực hiện có sử dụng găng tay.
  • Người bấm ối một tay đưa kim chọc ối vào âm đạo, chờ đến thời điểm bấm ối. Trường hợp đầu ối quá phồng thì thực hiện bấm ối bên ngoài cơn co tử cung.
Chuẩn bị dụng cụ trước khi bấm ối
Chuẩn bị dụng cụ trước khi bấm ối

Kỹ thuật bấm ối được thực hiện bằng cách:

  • Đẩy nhẹ kim chọc vào màng ối để làm vỡ ối. Quan sát lượng nước ối chảy ra, màu sắc nước ối.
  • Rút kim chọc ối. Nắn trên khớp bảo vệ để hướng cho ngôi thai sát vào eo trên.
  • Xé rộng màng ối khi nước ối chảy ra hết. Kiểm tra xem có sa dây rau, các chi, ngôi thai,…
  • Nghe lại tim thai, xem tình trạng cổ tử cung, ngôi thai,…
Kỹ thuật bóc tách màng ối khi bấm ối
Kỹ thuật bóc tách màng ối khi bấm ối

Bấm ối có nguy hiểm không?

Bấm ối được thực hiện để làm giảm bớt áp lực của buồng ối và rút ngắn thời gian chuyển dạ. Tuy đây là quá trình được diễn ra dưới sự thực hiện của người có chuyên môn, nhưng nó cũng không tránh khỏi có nhiều rủi ro. Quá trình bấm ối đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Những nguy hiểm có thể xảy ra sau khi thực hiện bấm ối:

  • Sa dây rau.
  • Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai (do sản phụ bị nhiễm khuẩn âm đạo).
  • Sang thương trên thai do kim chọc ối chạm vào thai gây chạm thương thai nhi.
  • Máu tích tụ sau nhau, bong non nhau thai.
  • Máu tụ thành bụng.
  • Chuyển dạ.
Bấm ối có nguy cơ nhiễm trùng bào thai
Bấm ối có nguy cơ nhiễm trùng bào thai

Những nguy cơ trên rất hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ cần lưu ý thực hiện thủ thuật trong điều kiện vô trùng. Thực hiện chọc ối dưới sự hướng dẫn của siêu âm để tránh chạm thương thai nhi và gây sang chấn sản phụ.

Một số lưu ý khi bấm ối

Bấm ối là một thủ thuật quan trọng đối với sinh đẻ, nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Vì thế quá trình này cần được thực hiện cẩn trọng và có một số lưu ý:

  • Trường hợp mẹ bầu bị rau tiền đạo: sau khi chọc đầu ối thì xé rộng màng ối song song bờ bánh rau. Tránh xé vào vùng bánh rau làm chảy máu gây nguy hiểm cho người mẹ.
  • Trường hợp mẹ bầu mang đa thai: dùng kim chọc lỗ nhỏ trong ối, chọc ngoài cơn co tử cung cho nước ối chảy ra từ từ. Khi nước ối chảy gần hết thì xé màng ối. Không để nước ối chảy ra ào ạt vì dễ gây sa dây rau, sa các chi, ngôi bất thường.
  • Trường hợp ngôi ngang: khi có chỉ định nội xoay thai, sau khi chọc ối cần xé rộng màng ối, tìm chân thai nhi làm nội xoay. Nước ối càng được giữ nhiều trong buồng thì nội xoay thai càng dễ.
Một số lưu ý xác định ngôi thai khi bấm ối
Một số lưu ý xác định ngôi thai khi bấm ối

Lời kết dành cho thai phụ

Bấm ối là một thủ thuật với kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện cần có kỹ thuật tốt và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi trong bụng. Nếu không cẩn thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả cơ thể mẹ và bé. Vì thế, các sản phụ nên lựa chọn sinh đẻ tại những bệnh viện, cơ sở y tế có uy tín. Đặc biệt, các sản phụ song thai hoặc đa thai càng cần phải lựa chọn kỹ càng.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế