71

Bà bầu ăn táo tàu được không? Một số lưu ý khi ăn táo tàu cho mẹ bầu

Phạm Thị Huế 13/03/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Táo tàu hay còn được gọi là chà là đỏ được biết đến với nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Khi chín, chúng có màu đỏ thường được dùng làm những món ăn nhẹ, tráng miệng. Thế bà bầu ăn táo tàu được không? Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong táo tàu

Theo một vài nghiên cứu thì hàm lượng dinh dưỡng trong táo tàu có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của quả, cách chế biến và điều kiện trồng trọt.

Hàm lượng dinh dưỡng được ước lượng trong 100 gram táo tàu: 52 calo, 85% trọng lượng nước, 2g chất xơ, 12g carbohydrate, 0.3g protein, dưới 0.2g chất béo, 10mg vitamin C, 100g kali, ngoài ra còn một số loại khoáng chất như canxi, magie, photpho và sắt.

>>>> Xem thêm: Bà bầu ăn táo được không? Táo ta, táo xanh, táo đỏ có tốt không?

Bà bầu ăn táo tàu được không? Bầu 3 tháng đầu ăn táo tàu được không

Câu hỏi đặt ra là bà bầu ăn táo tàu được không? Câu trả lời là CÓ. Táo tàu hoàn toàn có thể thêm vào chế độ ăn uống của các mẹ bầu. Nếu dùng đúng cách, táo tàu sẽ là một loại thực phẩm cực kỳ an toàn mà mẹ bầu có thể an tâm ăn trong thai kỳ.

Bầu 3 tháng đầu ăn táo tàu được không
Bầu 3 tháng đầu ăn táo tàu được không

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn táo tàu được không? Khi nào mẹ bầu có thể ăn táo tàu?. Các mẹ bầu có thế ăn táo tàu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mà không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, như với mọi loại thực phẩm, việc ăn táo tàu nên được thực hiện bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng.

Mẹ bầu nên tiêu thụ nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau để đảm bảo nhận được đủ các dạng dưỡng chất thiết yếu khác. Ngoài ra táo tàu chứa nhiều sắt, canxi, thế nên nếu các mẹ ăn nhiều táo tàu có thể gặp các triệu chứng như táo bón, chuột rút, tăng huyết áp.

Táo tàu có tốt cho bà bầu không?

Câu trả lời cho vấn đề các mẹ thắc mắc táo tàu có tốt cho bà bầu không là có. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, kali và các chất chống ô nhiễm. Ngoài ra, táo tàu thường có lượng calo thấp, là một lựa chọn tốt cho những mẹ bầu đang không muốn tăng cân quá mức. Tuy nhiên khi các mẹ muốn thay đổi chế độ ăn uống nên có những lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.

Lợi ích của táo tàu cho sức khỏe mẹ bầu

Bảo vệ các tế bào và ngăn ngừa ung thư

Các tiền nguyên tố vitamin trong táo tàu có tác dụng bảo vệ tế bào và ngăn ngừa ung thư. Chất xơ trong táo tàu cũng giúp cho các mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và đường ruột từ đó giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Lợi ích của táo tàu cho sức khỏe mẹ bầu
Lợi ích của táo tàu cho sức khỏe mẹ bầu

Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng

Mất ngủ, ngủ không sâu khó ăn giấc là những tình trạng mẹ bầu thường gặp phải trong thai kỳ khiến tinh thần uể oải, suy nhược cơ thể. Theo đông y, từ xa xưa táo tàu đã có tác dụng giúp an thần an toàn cho bà bầu.

Trong táo tàu có những hoạt chất như phenolic, saponin và flavonoid. Chúng có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ cải thiện chứng khó ngủ ở mẹ bầu. Các mẹ có thể thử một tách trà ấm thêm vài lát táo tàu có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Tốt cho thai nhi

Theo các chuyên gia, táo tàu không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu còn ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mẹ bầu ăn táo tàu trong thai kỳ với liều lượng đúng mực, em bé khi sinh ra có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn.

Trong táo tàu có chứa một lượng Beta-carotene. Đây là một hoạt chất vốn rất quan trọng với quá trình hình thành mô và tế bào của thai nhi, cũng quan trọng với hệ thần kinh và thị giác của thai nhi.

Bảo vệ tim mạch cho cả mẹ và bé:

Táo tàu có tác dụng giúp các mẹ bầu thúc đẩy quá trình tuần hoàn tim mạch được tốt hơn vì trong chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin, magie giúp cân bằng lượng đường, giảm mỡ máu. Những dưỡng chất này còn giúp giảm nguy cơ đau tim và giúp nhịp tim đều, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Một số lưu ý khi ăn táo tàu

Tới đây, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn táo tàu được không. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên tham khảo các lưu ý dưới đây trước khi thêm táo tàu vào thực đơn của mình.

Bà bầu có ăn được táo tàu tươi không?

Bà bầu ăn táo tàu tươi được không? Tất nhiên là ĐƯỢC. Mẹ bầu có thể an tâm ăn táo tàu tươi trong thai kỳ, miễn là tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên ăn mỗi ngày tầm 5 quả. Bởi vì trong táo tàu có một lượng đường tự nhiên khá cao nếu ăn nhiều sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe gây tăng huyết áp đột ngột.

Bà bầu có ăn được táo tàu khô không?

Bà bầu có ăn được táo tàu không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Táo tàu khô vẫn còn giữ nguyên những chất dinh dưỡng của táo tàu tươi tuy nhiên trong quá trình làm khô hàm lượng đường có trong táo tàu tăng cao vì thế các mẹ nên uống nhiều nước sau khi ăn để tránh nóng trong người.

Ngoài ra, mẹ bầu đang gặp các vấn đề về đường huyết nên tránh ăn táo tàu khô vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể cân nhắc ăn táo tàu tươi nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên ăn hay không.

Một số gợi ý ăn táo tàu ngon cho các mẹ bầu

Cách ăn đơn giản nhất của táo tàu là dùng trực tiếp. Chỉ cần rửa sạch táo tàu và ăn nguyên quả hoặc cắt thành miếng nhỏ để dễ ăn. Mẹ bầu cũng có thể thêm táo tàu vào các món tráng miệng, như salad hoa quả hay kem.

Sinh tố táo tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 táo tàu
  • 1 chuối chín
  • 1/2 cốc sữa (hoặc sữa hạ đường, nước cốt dừa tùy chọn)
  • 1/2 cốc đá bào
  • Một ít mật ong hoặc đường (tuỳ khẩu vị)
  • Chút vani hoặc mùi vị tùy chọn
  • Thêm một ít hạt chia hoặc hạt lanh nếu bạn muốn
Sinh tố táo tàu
Sinh tố táo tàu

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đầu tiên gọt và cắt táo tàu thành miếng nhỏ để dễ xử lý. Bóp nát chuối chín.
  • Bước 2: Sau đó đặt táo tàu cắt nhỏ, chuối bóp nát, sữa, đá bào, mật ong hoặc đường, vani vào máy xay sinh tố.
  • Bước 3: Xay với tốc độ cao và đợi đến khi hỗn hợp được sánh mịn.
  • Bước 4: Cuối cùng rót sinh tố vào cốc và thưởng thức.

Các mẹ có thể thêm hạt chia hoặc hạt lanh vào cốc sinh tốt để tăng thêm chất xơ và dưỡng chất khác.

Chè táo tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 3 quả táo tàu
  • 100g đường trắng hoặc đường nâu (tùy khẩu vị)
  • 1 lít nước
  • 1 ống vani (tùy chọn)
  • 1 ít muối (tùy chọn)
Chè táo tàu
Chè táo tàu

Cách chế biến:

  • Bước 1: Lột vỏ táo tàu và rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và chất phụ gia (nếu có).
  • Bước 2: thái táo tàu thành từng lát mỏng hoặc dày tùy theo sở thích cá nhân.
  • Bước 3: Bắt một nồi nước lớn, đun sôi. Khi nước sôi, thêm táo tàu vào nồi và đun trong khoảng 10-15 phút hoặc cho đến khi táo tàu vừa mềm là được. Nếu muốn tạo hương vị thêm vani, bạn có thể cắt ống vani ra và cho vào nồi cùng với táo tàu.
  • Bước 4: Thêm đường vào nồi và khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn. Nếu muốn chè có hương vị hấp dẫn hơn, mẹ bầu cũng có thể thêm một ít muối vào để gia tăng hương vị.
  • Bước 5: Khi đường đã tan và táo tàu mềm thì tắt bếp và để chè nguội xuống một chút. Mẹ bầu có thể dùng khi còn hơi nóng hoặc cũng có thể thêm một ít đá viên để chè trở nên mát lạnh, để giải khát khi thời tiết nóng bức

Bên cạnh các món ăn nhẹ, táo tàu cũng có thể thêm vào các món ăn chính để cân bằng dinh dưỡng cho các bữa ăn của mẹ bầu.

Chân giò hầm táo tàu

Chân giò hầm táo tàu
Chân giò hầm táo tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1kg chân giò lợn
  • 3 quả táo tàu
  • 1 củ cải trắng
  • 1 củ cà rốt
  • 5 củ hành tây
  • Gừng, hành, sả, ớt (nếu thích)
  • Muối, đường, tiêu, dầu ăn

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Rửa sạch chân giò và các loại rau củ. Thái táo tàu và củ cải trắng thành lát mỏng. Cắt cà rốt thành lát dày khoảng 1cm. Băm nhỏ hành tây, gừng và sả.

  • Bước 2: Hầm hầm chân giò

Bắt một nồi nước lớn, đun sôi. Khi nước sôi, cho chân giò vào nồi và đậy nắp lại.  Đun khoảng 5 phút để chân giò vừa chín bên ngoài. Sau đó, vớt chân giò ra, rửa sạch với nước lạnh.

  • Bước 3: Phi thơm nguyên liệu

Sử dụng tiếp nồi lúc nãy, sau khi đổ nước luộc chân giò ra, đổ dầu ăn và phi hành tây, gừng, sả cho thơm. Sau đó, cho chân giò đã rửa vào nồi và đảo đều.

  • Bước 4: Nêm nếm gia vị:

Cho thêm muối, đường, tiêu vào nồi tùy theo khẩu vị cá nhân. Sau đó, đảo đều chân giò với gia vị.

  • Bước 5: Hầm chân giò với táo tàu

Đặt lát táo tàu lên trên chân giò, sau đó xếp lát cà rốt và củ cải trắng lên trên. Tiếp tục đổ nước vừa đủ để nước ngập phủ táo tàu và các loại rau củ. Đậy nắp nồi và hầm lửa nhỏ trong khoảng 1,5 – 2 giờ hoặc cho đến khi chân giò mềm đến độ mong muốn. Trong quá trình hầm, nên kiểm tra để vớt bọt ra để nước hầm được trong.

  • Bước 6: Kiểm tra lại mùi vị

Nêm nếm lại nước dùng, chỉnh sửa gia vị nếu cần thiết. Nếu muốn cay nồng, bạn có thể thêm ớt hoặc gia vị khác vào nồi, tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Bước 7: Thưởng thức

Khi chân giò đã mềm và gia vị vừa ăn thì cho một ít hành lá đã thái nhỏ vào trước khi tắt lửa. Vậy là vài bước đơn giản đã hoàn thành xong món chân giò hầm táo tàu thơm ngon và đầy dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Canh gà táo tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Canh gà táo tàu
Canh gà táo tàu
  • 500g thịt gà (có thể dùng cả ức gà hoặc đùi gà)
  • 3 quả táo tàu
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • 2 cọng hành lá
  • Gừng, sả
  • Dầu ăn
  • Muối, đường, tiêu

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Rửa sạch gà, cắt thịt gà thành miếng vừa ăn. Táo tàu được lột vỏ, sau đó thái thành đốt nhỏ. Cà rốt và hành tây được gọt vỏ và thái thành lát mỏng. Gừng được băm nhỏ, sả được bẻ nhỏ.

  • Bước 2: Phi thơm hành, sả

Dùng một nồi lớn, đổ dầu ăn và phi hành tây, gừng, sả cho vàng đều đến khi có mùi thơm.

  • Bước 3: Xào thịt gà

Cho thịt gà vào nồi xào cùng với hành tây, gừng, sả đã phi thơm trước đó. Đảo đều tay cho đến khi thịt gà chuyển sang màu trắng.

  • Bước 4: Nêm nếm gia vị

Tiếp tục cho nước vào nồi (khoảng 1.5 – 2 lít), nêm muối, đường và tiêu vào nồi theo khẩu vị. Khi nước sôi, giảm lửa và để nồi nhỏ lửa hầm tiếp trong khoảng 30 phút hoặc cho đến khi thịt gà mềm.

  • Bước 5: Thêm cà rốt và táo tàu

Khi thịt gà đã mềm, thêm cà rốt và táo tàu vào nồi. Hầm tiếp trong khoảng 10-15 phút cho đến khi cà rốt và táo tàu chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn.

  • Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh mùi vị:

Nêm nếm lại nước dùng, điều chỉnh gia vị nếu cần thiết tùy theo khẩu vị mỗi người.

  • Bước 7: Thưởng thức

Khi canh đã sôi thơm và đậm đà, thêm ít hành lá đã thái nhỏ vào trước khi tắt bếp. Vậy là lại có thêm một món canh ngon miệng, lại đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.

Kết luận

Tóm lại, vấn đề được đặt ra đầu bài viết là bà bầu ăn táo tàu được không đã hoàn toàn được giải đáp. Các mẹ bầu có thể an tâm ăn táo tàu trong thai kỳ nhưng hãy lưu ý về liều lượng và cách chế biến để đảm bảo an toàn sức khỏe các mẹ nhé!

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế