129

Bầu uống trà sữa được không? Nên uống vào 3 tháng đầu hay cuối?

Phạm Thị Huế 24/02/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Trà sữa, một loại thức uống phổ biến và được yêu thích ở Việt Nam. Nhưng liệu bầu uống trà sữa được không? Đó là câu hỏi mà không ít bà bầu tự đặt ra. Liệu hương vị ngọt ngào, béo ngậy của thức uống này có thể xuất hiện trong thực đơn dành cho người mang thai. hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Các thành phần chính trong trà sữa

Trà sữa, một loại thức uống thơm ngon với nhiều biến thể, là sự kết hợp của trà và sữa. Một ly trà sữa thông thường sẽ chứa các thành phần sau:

Các thành phần chính trong trà sữa
Các thành phần chính trong trà sữa
  • Trà: Có thể là trà đen, trà ô long, hồng trà hoặc trà xanh.
  • Sữa: Có thể là sữa bò tươi hoặc các loại bột sữa như bột sữa Kievit Milk Cap, bột kem béo thực vật, bột sữa thực vật, bột sữa Vana Blanca.
  • Trân châu: Là một thành phần không thể thiếu tạo nên nét đặc trưng cho ly trà sữa. Trân châu chủ yếu được làm từ bột năng, có đặc tính dẻo, trong suốt khi được nấu chín. Ngoài ra, trân châu cũng có thể được làm từ bột nếp, bột mì, bột gạo pha thêm bột năng. Các phụ gia cũng có thể được sử dụng để tạo hương vị cho trân châu như đường, nước cốt dừa, bột milo, bột cacao.
  • Đường: Đường được thêm vào để tăng độ ngọt.
  • Thành phần khác: Các thành khác có thể thêm vào ly trà sữa như siro, trái cây, thạch tùy thuộc vào từng loại trà sữa.

Tác động của các thành phần trong trà sữa đối với sức khỏe

Các thành phần trong trà sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:

  • Trà: Các loại trà như trà đen, trà ô long, trà xanh, hồng trà hay trà bá tước có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, giảm cholesterol. Tuy nhiên, một số nơi đã sử dụng trà tẩm ướp hương liệu hoặc các loại hóa chất tạo vị trà thay thế cho trà, có thể gây hại cho cơ thể.
Tác động của các thành phần trong trà sữa đối với sức khỏe
Tác động của các thành phần trong trà sữa đối với sức khỏe
  • Sữa: Sữa tươi chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Nhưng một số nơi đã thay thế sữa bằng kem béo, chứa ít canxi, các loại vitamin và protein so với sữa tươi.
  • Trân châu: Hạt trân châu chủ yếu được làm từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn, đường cô đặc và hương liệu. Dù chứa nhiều calo nhưng thành phần này không mang lại giá trị dinh dưỡng.
  • Đường: Một ly trà sữa có thể chứa đến 50g đường. Việc tiêu thụ quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe.

Do đó, việc uống trà sữa cần được cân nhắc kỹ, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe.

Bà bầu uống trà sữa được không?

Vậy bà bầu uống trà sữa được không? Bà bầu có thể uống trà sữa. Tuy nhiên, việc bà bầu uống trà sữa cần được kiểm soát vì một số lý do sau:

Bà bầu uống trà sữa được không?
Bà bầu uống trà sữa được không?
  • Caffeine: Một ly trà sữa 500ml có chứa khoảng 130 – 140 mg caffeine. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc tiêu thụ caffeine dưới 200mg mỗi ngày không gây ra nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Đường: Trà sữa thường có hàm lượng đường cao, có thể gây ra tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
  • Thành phần khác: Trà sữa cũng có thể chứa các thành phần khác như kem béo, trân châu và hương liệu có thể không tốt cho sức khỏe nếu không rõ nguồn gốc.

Uống trà sữa có tốt cho bà bầu không? Theo phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng trà sữa không hoàn toàn có lợi cho bà bầu. Vì vậy, dù phụ nữ mang bầu có thể uống trà sữa nhưng nên kiểm soát số lần uống. Cụ thể:

Bà bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?

Trà sữa không phải là lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Thành phần của trà sữa gồm kem béo, bột trà, bột pha màu, hương liệu. Những thành phần này chứa ít chất dinh dưỡng. Nếu uống nhiều trà sữa trong ba tháng đầu, cơ thể phụ nữ mang thai có thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, lượng đường cao trong trà sữa có thể gây ra tiểu đường thai kỳ, dẫn đến các rủi ro như sản giật, sảy thai, sinh non.

Bà bầu 3 tháng cuối uống trà sữa được không?

Bà bầu 3 tháng cuối uống trà sữa được không? Phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể uống trà sữa. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế số lượng và tần suất dùng để không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trà sữa có chứa 340 calo, không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Nếu mẹ dùng quá nhiều trà sữa sẽ khiến cân nặng tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ của bé sau này.

Như vậy, nếu mẹ đang tìm đáp án cho câu hỏi bà bầu uống trà sữa được không thì câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng đầu tiên, mẹ không nên sử dụng trà sữa vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Lời khuyên cho bà bầu

Lời khuyên uống trà sữa khi mang thai

Trà sữa là một món đồ uống được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, việc uống trà sữa cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lời khuyên cho thai phụ:

Lời khuyên uống trà sữa khi mang thai
Lời khuyên uống trà sữa khi mang thai
  • Có thể uống với số lượng vừa phải: Như đã nói ở trên, một ly trà sữa 500ml có chứa khoảng từ 130 mg đến 140 mg caffeine. Nếu mẹ sử dụng lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày sẽ không gây ra nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Hạn chế lượng đường: Trà sữa có chứa nhiều đường và calo nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bé, tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở mẹ.
  • Chọn loại trà sữa an toàn: Nếu mẹ mua trà sữa tại quán thì sẽ rất khó để biết rõ được nguồn gốc của thành phần có trong trà sữa. Do đó, để đảm bảo, mẹ có thể tự chuẩn bị nguyên liệu và nấu tại nhà.
  • Đánh giá lợi ích và tác hại: Trà và sữa là hai loại thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau và thêm các chất phụ gia tạo độ ngọt, béo thì lợi ích của chúng sẽ bị giảm đi. Vì vậy, bà bầu nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định uống trà sữa.

Các loại thức uống khác an toàn hơn cho bà bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thay vì phiền não suy nghĩ bà bầu uống trà sữa được không, mẹ có thể lựa chọn một số loại thức uống an toàn và tốt cho sức khỏe như:

  • Nước lọc tinh khiết: Nước giúp mẹ hấp thu các dưỡng chất cần thiết từ thức ăn. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống từ 8 đến 12 cốc nước.
  • Sinh tố hoặc nước ép trái cây: Một số loại nước ép trái cây như nước cam, chanh, táo,… nếu mẹ bầu sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ mang lại cho mẹ một sức khỏe tốt, thai kỳ khỏe mạnh.
  • Sữa ít béo: Đây là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời để hỗ trợ thai nhi phát triển hệ xương.

Tóm lại, câu hỏi “bầu uống trà sữa được không?” không có câu trả lời đúng sai tuyệt đối. Mặc dù trà sữa có thể là một loại thức uống ngon miệng nhưng bà bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Việc tiêu thụ đường, caffeine và các chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Do đó, nếu bà bầu muốn uống trà sữa, hãy chọn những loại có ít đường và hạn chế lượng caffeine. Tốt nhất, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra quyết định an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Cuối cùng, việc quan tâm sức khỏe trong suốt quá trình mang thai luôn là ưu tiên hàng đầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế