128

Bà bầu ăn rau sống được không? 7 Loại rau nên và không nên ăn sống

Phạm Thị Huế 19/02/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Câu hỏi bà bầu ăn rau sống được không luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Mang bầu là 1 hành trình đầy thiêng liêng và ẩn chứa nhiều điều thú vị, bao gồm cả chuyện ăn uống. Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết ăn rau sống có tốt không và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe thai kỳ không. Cùng đi tìm lời đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Thắc mắc: Bà bầu ăn rau sống được không?

Trước khi tìm hiểu Bà bầu ăn rau sống được không, mẹ bầu cần hiểu rõ 2 vấn đề đó là lợi ích của bà bầu ăn rau sống và những lưu ý khi ăn rau sống trong thai kỳ.

Lợi ích khi bà bầu ăn rau sống

Bà bầu ăn rau sống được không, có ích lợi gì
Lợi ích khi bà bầu ăn rau sống

Rau sống là 1 món ăn thân thuộc và gần gũi trong bữa ăn của rất nhiều gia đình Việt. Chúng thường được biết tới như một gia vị ăn kèm giúp kích thích vị giác và tăng độ thơm ngon cho món ăn. Tuy nhiên, vì rau sống thường ăn trực tiếp và ít qua chế biến nên nhiều người băn khoăn bà bầu ăn rau sống được không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn rau sống trong thai kỳ. Lý do nằm ở những lợi ích của bà bầu khi ăn rau sống sau đây:

  • Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào: Thật vậy, cứ 100g rau sống cung cấp cho mẹ bầu từ 2 -3g chất xơ. Nguồn chất xơ này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, khó tiêu của mẹ bầu.
  • Nguồn cung cấp vitamin tốt cho mẹ bầu: Trong rau sống có rất nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu như vitamin C, vitamin E,..Đây đều là những vitamin giúp tăng cường đề kháng cực tốt. Chúng là những chất oxy hóa tốt, có tác dụng hỗ trợ hấp thu các vi chất cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ như sắt, kẽm, canxi,..
  • Rau sống cũng giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng rất tốt: Rau sống có năng lượng thấp. Trung bình 100g rau sống cung cấp từ 10 – 20kcal. Như vậy, ăn rau sống sẽ giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

Lưu ý khi bà bầu ăn rau sống

Vậy bà bầu ăn rau sống được không đã có lời đáp. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng có 1 số lời khuyên để mẹ bầu ăn rau sống được an toàn và tốt nhất. Mẹ bầu cùng tham khảo và áp dụng ngay những lưu ý khi ăn rau sống này nhé.

  • Cần lựa chọn nguồn rau sống sạch, đảm bảo và có nguồn gốc uy tín: Rau sống sẽ an toàn nếu mẹ bầu biết lựa chọn nơi mua uy tín. Bởi ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm rất khó kiểm soát. Nên để đảm bảo tốt nhất mẹ bầu nên lựa chọn nơi mua sạch, an toàn là tốt nhất.
  • Cần sơ chế đúng: Sơ chế rau sống đúng là mẹ bầu cần loại bỏ hoàn toàn rễ, lá úa và hỏng. Sau đó, mẹ bầu nên rửa sạch với nước. Tốt nhất nên rửa trực tiếp dưới vòi nước từng lá một. Cuối cùng, mẹ bầu cần ngâm chúng với nước muối pha loãng trong thời gian 5 – 10 phút để đảm bảo loại bỏ hết ấu trùng giun sán và vi khuẩn có trong rau sống.

Giải đáp: 3 tháng đầu bà bầu nên ăn rau sống nào?

Ngoài băn khoăn bà bầu ăn rau sống được không thì nhiều mẹ bầu còn thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không. Lý do bởi, 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Do vậy, trong ăn uống hằng ngày cũng cần chú ý hơn cả. Bài viết sẽ tập trung vào 4 loại rau thường gặp nhất đó là rau xà lách, ớt chuông, cải bắp và cà rốt.

Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách sống được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách sống được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách sống được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách sống được không là top đầu những câu hỏi khi nói tới chủ đề rau sống và bà bầu. Xà lách hay rau diếp là loại rau sống thân thuộc, được trồng quanh năm và dễ sinh trưởng. Trong 100g xà lách sống có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu như:

  • Hàm lượng chất béo: 0,15g;
  • Hàm lượng chất xơ: 1,3g;
  • Hàm lượng chất đạm: 1,36g;
  • Hàm lượng tinh bột: 2,87g.

Ngoài ra, trong rau xà lách còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu 3 tháng đầu như acid folic; beta – caroten; sắt; kẽm; kali,.. Đầy đều là những vi chất giúp thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên ăn xà lách. Đương nhiên việc đảm bảo nguồn mua uy tín và sơ chế cẩn thận vẫn cần được ưu tiên. Ngoài ra, nếu mẹ bầu lo lắng có thể chần sơ loại rau này trước khi ăn cũng được nhé.

Bầu 3 tháng đầu ăn ớt chuông sống được không?

Bà bầu ăn rau sống được không hay bầu 3 tháng đầu ăn ớt chuông sống được không cũng khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn lo lắng. Nhiều người có quan điểm ớt chuông thuộc tính nóng và nghĩ như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bà bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, thực tế ớt chuông lại là loại rau củ cực kỳ giàu vitamin C. Trung bình 100g ớt chuông có chứa tới 80.4mg vitamin C. Con số này cao gấp 3 lần trong cam, quýt. Vitamin C có nhiều lợi ích với mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Chúng giúp mẹ bầu hấp thu và chuyển hóa sắt cũng như acid folic tốt hơn.

Ngoài ra chúng còn giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng, giảm tình trạng ốm nghén giai đoạn tam nguyệt cá đầu tiên này. Bởi vậy, bầu 3 tháng đầu ăn ớt chuông sống được không là hoàn toàn không quá lo lắng. Mẹ bầu hãy tự tin thêm chúng vào thực đơn hằng ngày để đa dạng các nhóm thực phẩm.

Bầu 3 tháng đầu ăn bắp cải sống được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn bắp cải sống được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn bắp cải sống được không?

Cũng như xà lách hay ớt chuông, bầu 3 tháng đầu ăn bắp cải sống được không cũng là chủ đề đáng quan tâm cần bàn tới. Bắp cải là loại rau thân thuộc, dễ ăn và có thể chế biến rất nhiều món đa dạng từ ăn sống, luộc, xào hay nấu canh. Thông thường bắp cải sống thường được ăn nhiều trong các món salad kiểu Nhật. Chúng được đi kèm với các loại rau củ khác và nước sốt chua ngọt để tăng vị giác.

Tuy nhiên, nhiều người quan niệm rằng ăn bắp cải sống có thể gây ra hiện tượng tiểu dắt và có thể gây mất sữa sau sinh. Trái với quan niệm trên, bắp cải có rất nhiều lợi ích không ngờ với sức khỏe mẹ bầu như: giúp hạn chế tình trạng táo bón, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi 3 tháng đầu do chúng rất giàu acid folic.

Nhưng trong bắp cải sống cũng có thành phần goitrogen – chất có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp và tác động xấu tới thần kinh của trẻ. Nhưng để có thể gây ra những tác động xấu thì mẹ bầu phải ăn với lượng cực lớn. Do vậy, tổng kết lại ăn bắp cải sống ở 3 tháng đầu sẽ tốt nếu như mẹ bầu biết cách lựa chọn nguồn an toàn, sơ chế sạch sẽ và ăn với lượng phù hợp.

Bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt sống được không?

Cà rốt sống cũng là 1 trong những loại rau sống thường gặp. Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt sống được không? Câu trả lời là hoàn toàn tốt. Lý do bởi cà rốt sống có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi:

  • Cà rốt là thực phẩm giàu beta – caroten, 1 dạng tiền chất của vitamin A tốt cho sức khỏe của mắt, da và tăng cường đề kháng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
  • Cà rốt cũng chứa rất nhiều chất xơ tốt mà đặc biệt là pectin. Chất xơ này khi đi vào cơ thể sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Đồng thời, chúng cũng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng đầu.
  • Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều vitamin C. Do vậy, ăn cà rốt sẽ giúp mẹ bầu tăng tỷ lệ hấp thu sắt trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu.

Chính bởi những lợi ích này nên việc bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt sống là hoàn toàn được. Tuy nhiên, cũng như các loại rau sống khác, mẹ bầu cũng nên lưu ý lựa chọn cà rốt tươi, nguồn gốc đảm bảo. Khi lựa nên chọn củ còn cuống xanh, không bị dập, nát hay xước. Khi ăn nên cạo sạch vỏ và ngâm kỹ trong nước muối từ 5 – 10 phút để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những loại rau sống bà bầu không nên ăn

Bên cạnh băn khoăn, bà bầu ăn rau sống được không thì nhiều bà bầu cũng thắc mắc những loại rau sống nào không nên ăn trong thai kỳ. Bởi thực tế, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi mẹ bầu ăn rau sống trong thai kỳ. Đặc biệt phải kể tới 1 số loại rau sống bà bầu tốt nhất nên tránh như sau:

Rau chùm ngây

Y khoa đã chứng minh các hóa chất độc hại gây co thắt tử cung ở chùm ngây là hợp chất alkaloid, các độc tố thực vật thuộc nhóm phytochemical. Tiêu biểu như nhóm moringin, moringinin, estrogen và pectinesterase,… Đặc biệt nguy hiểm hơn, một số nhà khoa học nghi ngờ rằng chiết xuất từ ​​rễ cây chùm ngây thậm chí còn có khả năng gây co thắt tử cung và tử vong cho bà bầu. Do đó, chùm ngây là một loại rau mà bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân và thai nhi.

Rau ngót

Bà bầu không nên ăn rau ngót
Bà bầu không nên ăn rau ngót

Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau về việc không nên ăn rau ngót trong khi mang thai. Điều này là hoàn toàn có căn cứ khoa học. Viện Dược liệu Việt Nam đã ghi nhận thành phần papaverin. Hợp chất này là thành phần gây chống co thắt và thường xuyên được sử dụng trong các loại thuốc điều trị đau bụng.  Do vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là rau ngót sống có thể gây tụt huyết áp và nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai ở bà bầu.

Rau răm

Rau răm cũng là loại rau sống được khuyến cáo không nên sử dụng ở mẹ bầu trong thai kỳ. Mặc dù đây là loại rau cực kỳ thân thuộc và được biết tới như loại rau gia vị ăn kèm trong nhiều món ăn hằng ngày như nộm, gói hay ăn kèm trứng vịt lộn như 1 bài thuốc Đông y quý. 

Nhưng theo các nghiên cứu gần đây, trong rau răm có chứa nhiều các kim loại nặng không tốt cho mẹ và thai nhi như chì, asen, crom,… Do vậy để tránh bị ngộ độc các kim loại nặng này, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm. Có thể ăn 1 vài lá để tăng gia vị nhưng không nên quá lạm dụng chúng trong thực đơn hằng ngày, mẹ bầu nhé.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế