102

Chuyển phôi thành công: Dấu hiệu và kinh nghiệm cần biết

Phạm Thị Huế 23/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Chuyển phôi là một bước quan trọng trong quá trình điều trị vô sinh, và việc chuyển phôi thành công mang lại niềm hy vọng lớn lao cho nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những dấu hiệu hay những kinh nghiệm quý giá để tăng cơ hội thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những thông tin hữu ích về chủ đề này. Hãy bắt đầu hành trình với hy vọng rằng nó sẽ mang lại cho bạn những kiến thức quý giá và niềm tin vào hành trình hạnh phúc của mình.

Chuyển phôi là gì? Sau bao lâu phôi thai làm tổ?

Hiểu đúng về chuyển phôi

Chuyển phôi là một thủ thuật quan trọng trong quá trình làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), trong đó phôi sau khi đã làm tổ, được chuyển vào tử cung của người mẹ. Phôi này có thể được nuôi phát triển đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5, sử dụng ngay lập tức phôi tươi được tạo ra hoặc phôi trữ lạnh từ các chu kỳ trước đó. Thủ thuật này xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1984.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học thế giới cũng như sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, quy trình chuyển phôi không còn gây đau đớn và tác động nhiều lên tử cung của người mẹ.

Sau bao lâu phôi thai làm tổ
Sau bao lâu phôi thai làm tổ

Thời gian phôi thai làm tổ sau khi chuyển phôi

Sau khi chuyển phôi, thời gian mà phôi thai bắt đầu làm tổ có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường với chuyển phôi ngày 5 thì sau từ 1 – 2 ngày, phôi thai sẽ thoát màng và tiếp xúc với nội mạc tử cung.

Các dấu hiệu chuyển phôi thành công

Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi ngày 3

Dấu hiệu chuyển phôi ngày 3 thành công có thể bao gồm:

  • Xuất hiện một chút máu: Máu báo thai (còn gọi là hiện tượng ra máu âm đạo) có màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc nâu nhưng không bị vón cục và không có dịch nhầy. Đây là dấu hiệu điển hình nhất báo hiệu phôi thai đã làm tổ thành công.
Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi ngày 3
Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi ngày 3
  • Tăng cường cảm giác nhạy cảm và đau ở núm vú hoặc vùng ngực;
  • Xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc có cảm giác nghén;
  • Cảm giác đau ở vùng bụng dưới.

Ngoài ra, sau khi chuyển phôi trong khoảng thời gian 3 ngày, bạn cần hạn chế tối đa việc leo cầu thang và nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng tỷ lệ thành công.

Dấu hiệu chuyển phôi ngày 5 thành công

Dấu hiệu chuyển phôi ngày 5 thành công có thể bao gồm:

  • Có thể có một ít máu: Bạn nhìn thấy sẽ có vài đốm máu màu hồng hoặc nâu sẫm ở âm đạo. Đây có thể là máu báo thai, là dấu hiệu phôi thai đã làm tổ.
  • Chuột rút: Nhiều người phụ nữ mô tả chuột rút sau chuyển phôi tương tự như chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu chuyển phôi ngày 5 thành công
Dấu hiệu chuyển phôi ngày 5 thành công

Ngoài ra, sau khi chuyển phôi ngày 5 bạn cần đi lại nhẹ nhàng, hạn chế leo cầu thang, mang vác đồ nặng. Bạn không nên cúi gập người hoặc cúi xuống xỏ giày để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung. Việc chú ý bổ sung dinh dưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sản khoa là rất quan trọng và có tính quyết định đến kết quả mang thai.

Dấu hiệu chuyển phôi thành công ngày 14

Bạn có thể chú ý đến một số dấu hiệu chuyển phôi thành công ngày 14 như sau:

  • Đau ở vùng hai bên hông hoặc lưng;
  • Cảm giác căng tức bầu ngực, tức ngực hoặc đau ở đầu vú;
  • Cảm giác quặn và nặng ở vùng bụng dưới, đôi lúc có thể có cảm giác đau nhói;
Dấu hiệu chuyển phôi thành công ngày 14
Dấu hiệu chuyển phôi thành công ngày 14

Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên tới bệnh viện để xét nghiệm máu và biết chính xác có thai hay không sau 14 ngày. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone beta HCG nhằm kiểm tra xem có phôi làm tổ thành công hay không.

Kinh nghiệm để chuyển phôi thành công

Tỷ lệ chuyển phôi thành công

Tỷ lệ chuyển phôi thành công có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của người mẹ, chất lượng phôi và thời điểm chuyển phôi. Dưới đây là một số thông tin cụ thể:

  • Chuyển phôi thai ngày 2: Tỷ lệ thành công khoảng 25,75%;
  • Chuyển phôi thai ngày 3: Tỷ lệ thành công khoảng 36,6%;
  • Chuyển phôi ngày 5: Tỷ lệ thành công có thể lên đến 30 – 35%, hoặc 50 – 60% nếu sàng lọc phôi. Chuyển phôi ngày 5 có sàng lọc PGT tỷ lệ thành công là 75 – 80%.

Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ hơn về tỷ lệ thành công cụ thể trong trường hợp của mình. Mỗi trường hợp sẽ khác nhau và tỷ lệ thành công cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân.

Sử dụng thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng cách

Trong khoảng thời gian trước chuyển phôi, bạn cần uống thuốc và đặt thuốc theo toa bác sĩ dặn đều đặn, đúng giờ. Đối với những trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ kê đơn thêm các loại thuốc bổ trợ và bạn cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm tốt cho niêm mạc và thai nhi. Đây là một số chế độ ăn mà bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn dựa trên thực vật, động vật cung cấp các chất dinh dưỡng tích cực mà cơ thể cần, bao gồm:
  • Ăn các loại thực vật như rau quả và trái cây tươi;
  • Chọn protein nạc như cá và gia cầm
  • Bổ sung thêm các loại đậu vào bữa ăn, bao gồm đậu xanh, đậu gà và đậu lăng.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt như hạt farro, mì ống ngũ cốc, hạt quinoa.
  • Chuyển sao các sản phẩm sữa ít béo, sử dụng dầu ô liu, quả hạch.
  • Hạn chế các thực phẩm như thịt bò, đường, ngũ cốc tinh chế, các sản phẩm chế biến sẵn.
  • Chế độ ăn cân bằng: Một chế độ ăn sau chuyển phôi cần đảm bảo cân bằng protein, lipid và glucid. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt uống nhiều nước (> 2 lít nước/ ngày). Tránh ăn chua cay, các chất kích thích như tiêu, ớt, cà phê, bia, rượu, hút thuốc,… Tránh ăn quá mặn và ngủ đủ giấc (từ 6 đến 8 tiếng/ngày).

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Nhiều chị em phụ nữ tránh hoặc ngừng tập thể dục sau khi chuyển phôi vì học sợ làm ảnh hưởng đến khả năng đậu thai. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đầu cho thấy rằng, việc nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường là không nên. Bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh những việc nặng nhọc hoặc thể dục quá sức.

Chuẩn bị tâm lý lạc quan, thoải mái

Tâm lý thoải mái trước khi chuyển phôi giúp bạn tăng tỷ lệ thành công hơn. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc bác sĩ.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước chuyển phôi
Chuẩn bị tâm lý lạc quan, thoải mái

Mỗi người sẽ có cách để chuẩn bị tâm lý riêng và không có cách nào là đúng hay sai. Quan trọng nhất là bạn cảm thấy thoải mái và tự tin trong quá trình chuyển phôi.

Chuyển phôi là một quá trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thể chất và tinh thần. Việc hiểu rõ các dấu hiệu chuyển phôi thành công và áp dụng các kinh nghiệm đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn tiếp cận quá trình này một cách tự tin và thoải mái hơn. Hãy nhớ rằng, mỗi trường hợp là duy nhất và quan trọng là sự kiên nhẫn, lạc quan và luôn tuân thủ lời hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bạn may mắn và thành công trong hành trình chuyển phôi của mình.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế