52

Mách mẹ món ăn gì cho nhiều sữa – Top 5 thực phẩm lợi sữa

Phạm Thị Huế 30/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Đối với mẹ sau sinh, việc đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng lớn đến lượng sữa mà mẹ tiết ra. Vậy, mẹ nên ăn gì cho nhiều sữa? Hãy cùng chúng tôi khám phá top 5 thực phẩm lợi sữa trong bài viết này.

Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng ít sữa, chậm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn

Nguyên nhân của tình trạng ít sữa, chậm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít sữa, chậm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn sau sinh:

Nguyên nhân của tình trạng ít sữa, chậm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn
Nguyên nhân của tình trạng ít sữa, chậm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn
  • Bé bú ít mẹ: Yếu tố quan trọng để duy trì việc tiết sữa là sự kích thích thường xuyên khi bé bú mẹ hoặc vắt sữa. Nếu bé ít bú mẹ, cơ thể của người mẹ sẽ điều chỉnh lượng sữa tiết ra ít hơn.
  • Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú: Các bệnh có thể khiến tuyến sữa bị tắc, dần mất sữa như viêm tuyến vú, áp xe vú, tắc tia sữa, phẫu thuật ngực hoặc nhiễm khuẩn núm vú.
  • Chế độ dinh dưỡng kém: Chế độ dinh dưỡng sau sinh không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn liên quan đến khả năng tiết sữa. Nếu mẹ quá kiêng khem trong chuyện ăn uống, chế độ ăn nghèo nàn, không đủ dinh dưỡng sẽ khiến mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa.
  • Mẹ bị stress, trầm cảm: Yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến mẹ sau sinh. Nếu mẹ thường xuyên cảm thấy stress, mệt mỏi, tâm lý bất ổn hoặc bị trầm cảm sau sinh rất dễ gặp phải tình trạng ít sữa hoặc mất sữa đột ngột.

Ngoài ra, nếu mẹ nghỉ ngơi không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng ít sữa, chậm hoặc mất sữa hoàn toàn sau sinh.

Triệu chứng điển hình

Triệu chứng điển hình của tình trạng ít sữa, chậm sữa hoặc mất sữa hoàn toàn có thể bao gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu mất sữa - Ít sữa
Dấu hiệu mất sữa – Ít sữa
  • Bầu vú ít thay đổi hoặc không có sự thay đổi sau 3 ngày sinh;
  • Bé bút được dưới 5 phút thì mẹ hết sữa;
  • Bé đi tiểu < 6 lần/ngày;
  • Bé kém tăng cân;
  • Bé ngủ không đủ giấc, hay bị giật mình;
  • Bé cáu gắt, khó chịu sau khi đã bú xong;
  • Ngực căng cứng, to hơn bình thường, cảm giác đau nhức;
  • Ngực có nhiều điểm cứng, cục cứng do tình trạng tắc tia sữa.
  • Ngực có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ.

Ăn gì cho nhiều sữa

Ăn gì để sữa nhiều và mát: Món rau ngót

Rau ngót là một loại rau phổ biến với người Việt Nam và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của rau ngót đối với việc tăng lượng sữa và làm mát sữa:

  • Tăng lượng sữa: Rau ngót có thể giúp mẹ sau sinh tăng lượng sữa do khả năng tác động đến nội tiết từ hợp chất hóa học sterols. Hợp chất này có tính chất tương tự như estrogen.
  • Làm mát sữa: Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt thanh, mát giúp thanh nhiệt, giải độc.
  • Dinh dưỡng: Rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như: canxi, protein, phốt pho, sắt, vitamin C, B và A.

Tuy nhiên, mỗi lần mẹ chỉ nên dùng tối đa 50g rau ngót/ngày và không nên sử dụng liên tục trong một thời gian dài.

Ăn gì để sữa mẹ nhiều và đặc: Nhóm ngũ cốc

Ngũ cốc là nhóm thực phẩm quan trọng giúp mẹ tăng lượng sữa và làm sữa mẹ đặc hơn. Một số loại ngũ cốc phổ biến mẹ có thể dùng như:

Ăn gì để sữa mẹ nhiều và đặc
Ăn gì để sữa mẹ nhiều và đặc
  • Yến mạch: Trong yến mạch có rất nhiều chất xơ, protein, hòa tan, sắt, kẽm, canxi, chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, yến mạch còn có beta-glucan, saponin, estrogen có tác động tích cực đến quá trình tiết sữa mẹ.
  • Lúa mạch: Lúa mạch có chứa rất nhiều beta-glucan, từ đó tăng nồng độ prolactin.
  • Gạo lứt: Gạo lứt có chứa vitamin và khoáng chất giúp mẹ bổ sung thêm các vi chất, từ đó kích thích quá trình tiết sữa mẹ.
  • Các loại đậu: Các loại đậu cung cấp một lượng lớn sắt, protein, chất xơ cho cả mẹ và bé.

Nếu mẹ muốn tăng lượng sữa cho con, mẹ có thể hòa tan 200ml nước ấm (không thêm đường) hòa tan 20 – 30g bột ngũ cốc và sử dụng ngay sau mỗi lần vắt sữa. Mẹ nên dùng đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Ăn gì để sữa mẹ có nhiều chất: Nhóm giàu đạm

Nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất đạm có thể tăng giúp tăng cường lượng sữa của mẹ. Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn hàng ngày:

  • Thịt, cá: Đây là nhóm thực phẩm giàu i-ốt, đạm DHA cho mẹ và bé.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp protein, vitamin D và canxi.
  • Đậu nành, sản phẩm từ đậu này: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp protein thực vật tốt.
  • Trứng: Trứng có một lượng protein hoàn hảo, cung cấp axit amin cần thiết.
  • Hạt và đậu: Hạt và đậu cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, protein thực vật và chất xơ..

Ăn gì cho nhiều sữa: Nhóm trái cây

Việc duy trì một chế độ đa dạng và cân đối là yếu tố quan trọng để mẹ duy trì và tăng lượng sữa cho con. Mẹ có thể bổ sung một số loại trái cây phổ biến như: Đu đủ, chuối, cam, sung, các loại dưa, dâu tây,…

Nước uống cho nhiều sữa

Sau sinh, mẹ cần uống ít nhất 2 lít nước lọc ấm mỗi ngày. Nước là thành phần chính để tạo thành sữa. Một số loại nước từ các loại lá có thể tăng lượng sữa như lá bồ công anh, đinh lăng, chè vằng,…

Lời khuyên và lưu ý bổ sung thực phẩm lợi sữa

Khi bổ sung các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh nhất thiết phải đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt cần:

Lời khuyên và lưu ý bổ sung thực phẩm lợi sữa
Lời khuyên và lưu ý bổ sung thực phẩm lợi sữa
  • Tránh xa các thực phẩm gây ít sữa hoặc mất sữa;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ;
  • Cho bé bú đúng cách hoặc thường xuyên vắt sữa;
  • Chữa trị dứt điểm các bệnh về tiêu hóa và tuyến vú;
  • Tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể mẹ để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa vào sữa tốt nhất.

Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của mẹ cho câu hỏi ăn gì cho nhiều sữa. Có thể thấy rằng việc chăm sóc sức khỏe và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể là yếu tố quan trọng để mẹ có nhiều sữa cho bé. Những món ăn và thực phẩm mà chúng tôi đã gợi ý không chỉ giúp tăng lượng sữa mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Đừng quên kết hợp với việc tập luyện nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ. Chúc các mẹ sẽ luôn tràn đầy sữa và bé yêu sẽ lớn lên mạnh mẽ, khỏe mạnh.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế