50

Bí quyết dinh dưỡng sau sinh: Ăn bắp cải có tốt không?

Phạm Thị Huế 29/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Bắp cải là một loại rau được sử dụng rộng rãi hàng ngày, chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, sau sinh ăn bắp cải được không, cách sử dụng như thế nào để đem lại lợi ích tốt nhất là vấn đề nhiều gia đình quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này trong bài viết ngay sau đây.

Sau sinh ăn bắp cải được không? Ăn bắp cải có lợi ích gì?

Bắp cải là một thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Trong 100g bắp cải có chứa: 22 calo, 1g chất đạm, 6g carb, 2g chất xơ, 12% RDI vitamin A, 137% RDI vitamin K, 36% RDI vitamin C, 10% RDI folate, 6% RDI mangan và các loại dưỡng chất khác như: canxi, kali, b6, riboflavin,… (RDI là từ viết tắt của Daily Value – giá trị hàng ngày được khuyến nghị). Với các dưỡng chất đó, bắp cải mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh:

Lợi ích ăn bắp cải sau sinh
Lợi ích ăn bắp cải sau sinh
  • Giảm cân hiệu quả: Bắp cải có chứa rất nhiều chất xơ và các chất giúp ngăn chặn các chất đường bột chuyển hóa thành chất béo.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Bắp cải giúp cải thiện hệ tiêu hóa, khắc phục các vấn đề như táo bón hoặc đi cầu thường xuyên.
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Bắp cải có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường đối với người có nguy cơ cao mắc bệnh này như người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc người bị tiểu đường thai kỳ.
  • Ổn định huyết áp: Kali có trong bắp cải giúp ổn định huyết áp của mẹ sau sinh, phòng chống xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu.
  • Phòng chống ung thư: Bắp cải có chứa các glucosinolates có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư như: ung thư vú hoặc sự hình thành của các gốc tự do.

Giải đáp câu hỏi sau sinh ăn bắp cải được không?

Mẹ sau sinh ăn bắp cải được không?

Mặc dù bắp cải có nhiều lợi ích nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra phản ứng phụ như lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Vì vậy, mẹ sau sinh chỉ nên ăn bắp cải với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều. Mẹ có thể thêm bắp cải vào thực đơn 1 đến 2 bữa ăn trong một tuần để cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, phòng chống ung thư và ổn định huyết áp.

Ăn rau bắp cải có mất sữa không?

Ăn rau bắp cải có mất sữa không?
Ăn rau bắp cải có mất sữa không?

Ăn bắp cải với lượng vừa phải không gây ra tình trạng mất sữa. Vì vậy, mẹ đang cho con bú có thể ăn bắp cải. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bắp cải có tính hàn, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các phản ứng phụ như lạnh bụng, tiêu chảy. Điều này có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Do vậy, các mẹ đang cho con bú chỉ nên ăn bắp cải điều độ với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều.

Chế biến các món ăn từ bắp cải có lợi cho bà bầu

Như đã tìm hiểu ở trên, bắp cải là một thực phẩm có nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu và phụ nữ sau sinh. Dưới đây là một số gợi ý về các món ăn từ bắp cải có lợi dành cho bà bầu.

Bắp cải cuốn thịt

Bắp cải cuốn thịt
Bắp cải cuốn thịt
  • Sơ chế nguyên liệu: Thịt lợn hoặc thịt gà rửa sạch, ngâm trong nước muối 5 phút để khử chất bẩn và mùi hôi. Rửa lại thịt sạch rồi để ráo nước. Dùng máy xay thực phẩm để xay nhỏ thịt. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng cho nở mềm, cắt bỏ chân, rửa sạch rồi băm nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, nạo thành sợi, sau đó băm nhỏ. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Bắp cải dùng dao khéo léo tách riêng từng tàu. Rửa sạch và để ráo nước.
  • Trộn nhân thịt: Trong một cái bát, cho thịt lợn hoặc thịt gà đã xay cùng mộc nhĩ, nấm hương, hành tím băm chung với nhau. Nêm thêm 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa tiêu xay rồi trộn đều.
  • Chần bắp cải: Đun sôi nước, thả vào vài nồi một vài hạt muối tinh. Chần nhanh bắp cải trong khoảng 1 phút rồi vớt thả vào chậu nước lạnh. Dùng dao cắt bỏ phần cuống cứng trên đầu tàu lá.
  • Cuộn bắp cải với nhân thịt: Trải lá bắp cải ra thớt. Cho nhân thịt cho vào giữa. Gập 2 mép lá rồi cuộn lá như cuốn nem, Không cần cuốn chặt tay vì thịt còn nở ra trong quá trình hấp chín. Sau đó dùng lá hành buộc giữ cố định lại.
  • Hấp chín: Xếp bắp cải cuộn thịt vào xửng hấp. Hấp khoảng từ 20 đến 25 phút tính từ khi nước sôi là được.

Bắp cải xào tôm khô

  • Bắc chảo, cho 1 muỗng dầu ăn vào, phi thơm hành tỏi băm nhuyễn.
  • Khi thơm thì cho bắp cải vào, xào lửa lớn, để rau được giòn và không bị ra nước.
  • Nêm 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng dầu mè, ½ muỗng bột nêm, ½ muỗng bột ngọt vào và xào cho bắp cải được thấm đều gia vị.
  • Sau đó, cho tôm vào xào cho đều tay cho đến khi tôm được chín và bắp cải được khô lại thì tắt bếp.
  • Cho phần ngò và đầu hành lá đảo đều rồi múc ra đĩa.

Nộm gà bắp cải

  • Chuẩn bị lườn gà, rửa sạch và nấu chín, sau đó thái nhỏ.
  • Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ, bỏ 10 phút vào nước muối để giòn.
  • Cà rốt và hành tây rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào nước đường pha loãng để đỡ vị hăng.
  • Nặn chanh để lấy nước cốt, đổ vào tô.
  • Trộn đều bắp cải, cà rốt, hành tây, rau răm và thịt gà với nước chanh.

Canh bắp cải nấu sườn

  • Phi thơm hành lá, cho sườn vào xào săn, nêm ít nước mắm.
  • Châm lượng nước đủ nấu canh vào nồi sườn vừa xào, cho thêm nước cốt me, nấu sôi rồi vặn lửa riu riu để hầm sườn.
  • Sườn chín mềm thì cho bắp cải vào, nấu tới khi bắp cải sắp chín thì cho cà chua, cà rốt vào.

Nước ép bắp cải tím

Nước ép bắp cải tím
Nước ép bắp cải tím
  • Bắp cải tím sau khi rửa sạch, thái nhỏ ra. Sau đó cho vào máy ép để lấy nước.
  • Táo rửa sạch và gọt hết bỏ, bỏ hạt. Sau đó thái nhỏ cho vào máy để lấy nước.
  • Cho nước ép táo và bắp cải trộn vào nhau. Cuối cùng cho mật ong vào trộn đều, cho vào ly.

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc sau sinh ăn bắp cải được không? Chúng ta thấy rằng, dinh dưỡng sau sinh là một yếu tố giúp mẹ hồi phục nhanh chóng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ. Trong đó, bắp cải là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều bắp cải mỗi ngày và luôn đảm bảo rằng mình đang ăn một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng. Chúc các mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế