45

Chuyển phôi tươi là gì? Quy trình và kinh nghiệm chuyển phôi tươi

Phạm Thị Huế 23/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Ngày nay, việc chuyển phôi tươi đã trở thành một phương pháp phổ biến trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chuyển phôi tươi, cũng như những lợi ích và rủi ro mà nó mang lại. Hãy tìm hiểu các thông tin thú vị này để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho hành trình làm cha mẹ của mình.

Quy trình chuyển phôi tươi được thực hiện như thế nào?

Tổng quan quy trình chuyển phôi tươi

Chuyển phôi tươi là kỹ thuật đưa trứng đã thụ tinh – phôi chuyển vào tử cung của người mẹ vài ngày sau khi lấy trứng. Quy trình chuyển phôi tươi được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị trước chuyển phôi: Bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng estrogen để kích thích nội mạc tử cung phát triển và ngăn việc rụng trứng ở chu kỳ tự nhiên. Khoảng 1 tuần sau, bạn sẽ được siêu âm để theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc tử cung đã đạt độ dày tiêu chuẩn ( từ 8 – 10 mm), bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng progesterone để tăng nội tiết cho phôi thai làm tổ.
  • Thực hiện chuyển phôi: Khi sức khỏe của bạn đã sẵn sàng cho việc mang thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn chọn ngày thích hợp để thực hiện chuyển phôi. Phôi thai sau khi nuôi cấy sẽ được đưa vào dạ con của người mẹ.
  • Sau chuyển phôi: Bạn sẽ tiếp tục dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tạo điều kiện tốt nhất cho phôi thai phát triển.
quy trình chuyển phôi tươi
quy trình chuyển phôi tươi

Chuyển phôi tươi ngày 3

Chuyển phôi tươi ngày 3 là quá trình đưa phôi thai sau 3 ngày nuôi cấy vào tử cung của người mẹ. Dưới đây là quy trình chuyển phôi tươi ngày 3:

  • Chuẩn bị trước chuyển phôi: Khi siêu âm doppler niêm mạc tử cung đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về số phôi chuyển, hẹn ngày chuyển phôi và thủ tục trước chuyển phôi.
  • Thực hiện chuyển phôi: Phôi thai sau 3 ngày nuôi cấy được đưa vào tử cung của người mẹ. Thông thường, quy trình chuyển phôi sẽ được thực hiện vào khoảng từ ngày 18 đến ngày 20 của chu kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung của người mẹ đã đạt độ dày chuẩn. Đồng thời, sức khỏe của người mẹ đã sẵn sàng cho việc mang thai.

Chuyển phôi tươi ngày 5

Chuyển phôi tươi ngày 5 là quá trình đưa phôi thành sau 5 ngày nuôi cấy vào tử cung của người mẹ. Đây là quy trình chuyển phôi ngày thứ 5:

  • Quá trình nuôi phôi từ ngày 1 đến ngày 5: Sau khi kết thúc quá trình kích trứng, chọc trứng của quy trình IVF, trứng và tinh trùng sẽ kết hợp với nhau và tạo ra phôi thai. Phôi phát triển từng ngày:

Ngày 0 – ngày 1: Phôi thai phát triển giai đoạn tiền nhân.

Ngày 1 – ngày 3: Phôi thai phát triển giai đoạn phân chia,

Ngày 3 – ngày 5: Phôi thai phát triển giai đoạn phôi dâu.

Ngày 5+: Lúc này phôi nang phát triển mở rộng, dịch nang lấp đầy thể tích của phôi.

Phôi ngày 5 có tiềm năng làm tổ cao hơn nhiều so với phôi ngày 3 do đã loại bỏ được phần lớn các bất thường của phôi trong quá trình phát triển. Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 đạt khoảng 70%.

Lợi ích của việc chuyển phôi tươi

Trong quá trình làm thụ tinh ống nghiệm, có nên chuyển phôi tươi không là vấn đề nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Chuyển phôi tươi được thực hiện ngay trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nên chúng ta sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Đồng thời, giảm chi phí đông phôi.

Lợi ích của việc chuyển phôi tươi
Lợi ích của việc chuyển phôi tươi

Trong trường hợp số lượng phôi ít và chất lượng phôi thấp, việc chuyển phôi tươi thường được ưu tiên xem xét, thực hiện.

Những rủi ro khi chuyển phôi tươi

Tuy nhiên, các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, sau khi kích thích buồng trứng để thu trứng, nội tiết của người phụ nữ tăng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến điều kiện làm tổ của phôi khi chuyển phôi tươi.

Những rủi ro khi chuyển phôi tươi
Những rủi ro khi chuyển phôi tươi

Trường hợp phụ nữ có nguy cơ bị quá kích buồng trứng, kết quả xét nghiệm progesterone ngày trigger > 1.5 ng/ml hoặc có dịch buồng tử cung thì không thể chuyển phôi tươi mà phải chuyển phôi trữ (phôi đông lạnh).

Bên cạnh đó, bạn không thể rời lịch thực hiện chuyển phôi tươi khi có việc đột xuất và nguy cơ sảy thai tương tự như thụ thai tự nhiên vẫn có khả năng xảy ra.

Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi

Sau chuyển phôi tươi, có một số dấu hiệu mà bạn có thể quan sát để nhận việc có thai:

  • Trễ kinh: Đây là dấu hiệu có thai thường gặp, nhất là nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều.
  • Ra huyết âm đạo: Khi ra huyết âm đạo, bạn sẽ thấy trên quần lót có vài đốm máu nhỏ màu hồng nhạt hoặc nâu.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi
  • Biến đổi ở bầu ngực: Bạn có thể cảm thấy vú thay đổi kích thước, căng tức và nhạy cảm hơn.
  • Đau ở vùng bụng dưới: Cảm giác nặng và quặn vùng bụng dưới, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
  • Mệt mỏi: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn: Đây là một dấu hiệu khá phổ biến khi mang thai.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Có thể tiết ra nhiều dịch trắng ở âm đạo.
  • Đi tiểu thường xuyên, đau ở hai bên eo hoặc đau lưng.

Qua bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về quy trình chuyển phôi tươi cũng như những lợi ích và rủi ro mà nó mang lại. Việc chuyển phôi tươi có thể mang lại cơ hội tốt để thụ thai, nhưng cũng đồng thời đạt ra những thách thức về mặt y tế và tâm lý cho người phụ nữ. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này và đưa ra quyết định phù hợp nhất cho mình.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế