128

Bà bầu ăn thịt chó được không? Tác hại nguy hiểm của việc ăn thịt chó

Phạm Thị Huế 13/03/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

 Bà bầu ăn thịt chó được không luôn là chủ đề gây tranh cãi, nhận về nhiều luồng ý kiến trái chiều. Hãy cùng bài viết sau đây làm rõ hơn về vấn đề này các mẹ nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt chó

Thịt chó là loại thịt có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là protein. Giá trị dinh dưỡng cụ thể trong thịt chó có thể biến đổi tùy thuộc vào loại thịt và cách chế biến. Trong 100 gram thịt chó không da theo ước lượng có khoảng

  • 25g protein
  • 15g chất béo
  • 70mg cholesterol
  • 2mg sắt
  • 3mg kẽm
  • Một số vitamin cần thiết cho cơ thể, nổi bậc là vitamin B12, vitamin B6.
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt chó
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt chó

Bà bầu ăn thịt chó được không?

Vậy bà bầu ăn thịt chó được không? Câu trả lời là ĐƯỢC.

Một số thông tin đồn đoán rằng, bà bầu ăn thịt chó trong thai kỳ khi sinh ra em bé sẽ có những đốm xanh, đem kỳ lạ trên da, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác thực về vấn đề này

Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu đang thèm thịt chó vẫn có thể ăn một vài miếng mà không ảnh hưởng tiêu cực gì đến sức khỏe. Tuy nhiên thịt chó

Khi nào bà bầu có thể ăn được thịt chó

Bầu 3 tháng đầu ăn thịt chó được không

Khi nào bà bầu có thể ăn được thịt chó? Bầu 3 tháng đầu ăn thịt chó được không? Trong ba tháng đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi còn chưa ổn định, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu vẫn nên hạn chế ăn thịt chó. Thịt chó chứa rất nhiều vi khuẩn có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe người thường nhưng với mẹ bầu lại có khả năng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dẫn đến tinh trạng sảy thai.

Khi nào bà bầu có thể ăn được thịt chó
Khi nào bà bầu có thể ăn được thịt chó

Bà bầu 4 tháng ăn thịt chó được không? Bầu 5 tháng có được ăn thịt chó không

Vậy bà bầu 4 tháng ăn thịt chó được không? Bầu 5 tháng có được ăn thịt chó không? Kể từ tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể ăn được thịt chó. Nếu các mẹ gặp tình trạng ốm nghén, thèm thịt chó thì vẫn có thể ăn vài miếng. Tuy nhiên, thịt chó chứa hàm lượng protein khá cao, vì thế mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thịt chó, việc dư thừa đạm trong cơ thể cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bầu 3 tháng cuối ăn được thịt chó không?

Bầu 3 tháng cuối ăn được thịt chó không? Về cơ bản thì câu trả lời là CÓ. Trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh và cơ thể của bà bầu đã chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Có bầu ăn thịt chó được không vẫn được xem là một chủ đề gây tranh cãi trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định về sự an toàn hoặc nguy hại của mẹ bầu ăn thịt chó trong thai kỳ, nhưng vẫn có một số tác hại các mẹ cần biết để cân nhắc trước khi ăn.

Tác hại nguy hiểm cho mẹ bầu khi ăn thịt chó

Rủi ro nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm

Bà bầu ăn thịt chó được không? Rủi ro nhiễm khuẩn và bệnh truyền nhiễm là một trong những nguy cơ chính mà bà bầu cần phải cân nhắc khi ăn thịt chó. Trong thịt chó, có thể tồn tại một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như salmonella, trichinella và E. coli.

Salmonella là một loại vi khuẩn gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa. Vi khuẩn này có thể xuất hiện trong cơ thể khi mẹ bầu ăn thịt chó chưa chế biến hoặc chế biến không đúng cách.

Trichinella là một loại ký sinh trùng xuất hiện trong thịt chó. Khi mẹ bầu ăn phải thịt chó chứa ký sinh trùng này có thể mắc bệnh trichinellosis. Biểu hiện của bệnh này là các triệu chứng như đau bụng, sốt, cảm giác mệt mỏi và đau nhức cơ.

Tác hại nguy hiểm cho mẹ bầu khi ăn thịt chó
Tác hại nguy hiểm cho mẹ bầu khi ăn thịt chó

Một loại nữa trong thịt chó có tác hại nguy hiểm là vi khuẩn E. coli. Các chủng E. coli này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe từ nhiễm trùng đường ruột đến các bệnh nghiêm trọng như hội chứng hemolytic-uremic (HUS).

Để giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh như trên, mẹ bầu nên tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm an toàn khi xử lý và chế biến thịt chó. Đồng thời, lựa chọn thịt chó từ các nguồn đáng tin cậy và đảm bảo nó được chế biến kỹ lưỡng trước khi ăn.

Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi

Bà bầu ăn thịt chó không chỉ gặp các vấn đề về sức khỏe, mà còn gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn thịt chó có nguy cơ nhiễm trùng khá cao, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dưỡng chất và oxy cho bào thai từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Các loại vi khuẩn như Listeria có thể gây ra tác hại nguy hiểm đến thai nhi và thậm chí dẫn đến sinh non. Ngoài ra, thịt chó cũng có thể chứa các chất độc hại như hóa chất hoặc thuốc trừ sâu từ quá trình chăm nuôi. Những chất này đều không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nguy cơ ngộ độc xyanua từ chó bị đánh bả

Xyanua là một chất độc hại có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc qua việc tiêu thụ thịt chứa lượng xyanua cao. Nếu chó bị đánh bả bằng xyanua thì thịt của chúng có thể chứa một lượng đáng kể của chất độc này. Bà bầu ăn thịt chó này sẽ có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc xyanua.

Bà bầu ăn thịt chó nhiễm xyanua có thể bị tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, và thậm chí là các bệnh nghiêm trọng cho hệ thần kinh về sau. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, và có thể dẫn đến các tình trạng như viêm đại tràng hoặc tắc nghẽn ruột.

Hiện nay đa phần, thịt chó từ các quán ăn đa phần đều xuất phát từ việt đánh bắt chó bằng bả vì thế tình trạng mẹ bầu ăn phải thịt chó nhiễm xyanua là rất cao. Do đó, thay vì tiêu thụ loại thịt này các mẹ nên cân nhắc các loại thịt khác để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

Bà bầu ăn thịt chó có nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật là một trạng thái của cơ thể có thể xảy ra trước khi phụ nữ bắt đầu sản giật. Đây là một dạng cảnh báo sớm cho việc sắp xảy ra sản giật và cần được chăm sóc, theo dõi cẩn thận. Mặc dù phần lớn bà bầu gặp trường hợp tiền sản giật không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó vẫn có thể là một tín hiệu cho thấy rằng mẹ và bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tiền sản giật là tăng huyết áp, đặc biệt là khi huyết áp tăng cao một cách đột ngột. Như đã đề cập trước đó, bầu ăn thịt chó quá mức có thể dẫn đến sự dư thừa protein trong cơ thể.  Khi protein dư thừa không được cơ thể hấp thụ, có thể dẫn đến việc tăng lượng acid uric trong máu. Acid uric là một chất xúc tác quan trọng trong quá trình hình thành các ion muối, một tác nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, thịt chó cũng chứa hàm lượng natri – ion muối khá cao có thể dẫn đến các vấn đề về huyết áp , đây chính là lý do làm tăng nguy cơ tiền sản giật khi bà bầu ăn thịt chó. 

Các loại thịt bà bầu nên ăn trong thai kỳ

Mặc dù thịt chó có thể cung cấp hàm lượng protein tự nhiên khá cao, nhưng nó có thể không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy bà bầu ăn thịt chó được không? Tất nhiên là được, nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu vẫn nên thay thế thịt chó bằng các nguồn protein khác như thịt gia cầm, cá, đậu, hạt và sản phẩm sữa không béo để đảm bảo thai nhi nhận được đủ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển.

Thịt heo và bò

Thịt lợn và bò là hai loại thịt đỏ rất giàu sắt, choline và các vitamin nhóm B. Đây là những dưỡng chất mà bà bầu tuyệt đối không thể thiếu trong thai kỳ.

Thịt heo và bò
Thịt heo và bò

Sắt là một khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất hồng cầu và hemoglobin trong máu, giúp cung cấp oxy cho cơ thể và duy trì sự hoạt động của các tế bào. Đối với mẹ bầu, nhu cầu sắt tăng cao hơn người bình thường do lượng máu trong cơ thể tăng lên để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Việc bà bầu thịt lợn và bò cung cấp cho cơ thể một lượng sắt dễ hấp thu. Để tối ưu hóa sự hấp thụ sắt, bà bầu nên kết hợp thêm với các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cà chua, xoài….

Choline là một loại dưỡng chất không được nhiều người biết đến, nhưng lại rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi. Thịt lợn và bò cung cấp một lượng đáng kể choline cho mẹ bầu hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Ngoài ra, như đã nói thịt lợn và bò cũng cung cấp cho mẹ bầu các loại vitamin nhóm B như vitamin B6, vitamin B12, riboflavin, và axit folic. Các loại vitamin này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Thịt vịt

Thịt vịt rất giàu các chất dinh dưỡng nổi bậc như kẽm, selen và vitamin B12. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt hoạt động của enzyme, giúp kích thích quá trình trao đổi chất của tế bào. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Thịt vịt
Thịt vịt

Hàm lượng lớn selen trong thịt vịt giúp ngăn ngừa tình trạng suy tuyến giáp ở bà bầu. Selen rất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của tuyến giáp, cũng như hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường.

Vitamin B12 là một loại vitamin thiết yếu khác có trong thịt vịt, cũng là hoạt chất mẹ bầu không thể thiếu trong thai kỳ. Vitamin B12 không chỉ giúp duy trì sự phát triển bình thường của hệ thần kinh và não bộ còn giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Thịt dê

Thịt dê là loại thịt đỏ được các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ. Chúng được biết đến với sự giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất quan trọng khác cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu.

thit de
Thịt dê

Thịt dê chứa hàm lượng CLA (Conjugated Linoleic Acid) khá cao. CLA là một loại axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, được biết đến với khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm trong cơ thể, giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh lý như viêm khớp, viêm gan.

Thịt dê còn chứa một loại chất béo không bão hòa khác là axit oleic. Chất này có tác dụng cân bằng cholesterol trong máu. Những chất béo này có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp ổn định nhịp tim và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho bà bầu.

Hơn nữa, thịt dê cũng là nguồn cung cấp sắt và axit folic đáng kể, hai dưỡng chất quan trọng giúp tăng hàm lượng hemoglobin trong máu. Việc duy trì mức hemoglobin ổn định là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu và giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

>>>> Xem thêm: Bầu ăn thịt dê được không? 5 Lưu ý mẹ bầu đừng bỏ qua

Thịt gà

Thịt gà là loại thịt khá phổ biến trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Thịt gà rất giàu niacin – một loại vitamin B3 quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Niacin cũng được biết đến với khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.

Thịt gà
Thịt gà

Thịt gà cũng chứa một lượng lớn omega-3 và omega-6. Đây là hai loại axit béo quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Các axit amin có trong thịt gà là các “gốc” cần thiết cho việc xây dựng cơ bắp, xương và mô cho thai nhi.

>>>> Xem thêm: Gà hầm thuốc bắc cho bà bầu có tốt không? Cách hầm gà tiềm thuốc bắc cho bà bầu

Không chỉ là vậy, thịt gà cũng chứa rất ít calo, bà bầu có thể yên tâm ăn loại thịt này mà không sợ tăng cân quá mức, hạn chế mắc các bệnh như tiểu đường và cao huyết áp. Bên cạnh đó gan gà có chứa folate – một loại axit folic quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Kết luận

Bà bầu ăn thịt chó được không? Theo các thông tin đã đề cập, bà bầu vẫn có thể ăn thịt chó. Tuy nhiên bà bầu ăn thịt chó có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ nên ưu tiên các loại thịt khác như heo, bò, dê,… Nếu mẹ bầu nào đang thèm thịt chó thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế