106

Chuyển dạ giả có nguy hiểm gì không? Cách phân biệt chuyển dạ thật và giả

Phạm Thị Huế 28/01/2024
Bằng cấp chuyên môn

Chuyên gia dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội – Chuyên khoa Dinh dưỡng

Chuyển dạ giả là một hiện tượng phổ biến trong thai kỳ mà nhiều bà bầu gặp phải. Tuy nhiên, có phải mẹ đang lo lắng và muốn biết liệu tình trạng này có nguy hiểm không. Bên cạnh đó, việc phân biệt được chuyển dạ thật và giả cũng là một vấn đề quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thông tin về chuyển dạ sắp sinh giả. Đồng thời, cung cấp cho mẹ một số cách phân biệt chính xác giữa chuyển dạ thật và giả. 

Hiện tượng chuyển dạ giả là như thế nào? 

Chuyển dạ giả là khi thai phụ trải qua cơn co thắt tử cung nhưng không mở cổ tử cung. Hiện tượng này thường không đều và không kéo dài, có thể rất khó nhận biết. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ sản nào cũng đều trải qua tình trạng này. Chuyển dạ đau giả thường được mô tả như cảm giác đau tương tự như chu kỳ kinh nguyệt. Bao gồm đau ở vùng bụng dưới và vùng xương chậu. Các triệu chứng có thể giảm nhẹ khi thai phụ thay đổi vị trí hoặc thực hiện hoạt động khác. Tiếp theo, cơn đau này thường đi kèm với tiết dịch âm đạo, chuột rút, đau lưng,…

Hiện tượng chuyển dạ giả là như thế nào
Những cơn đau bụng xuất hiện bất thường báo hiệu cơn chuyển dạ giả

Ban đầu, cơn đau giả này có thể xuất hiện mỏng manh, chỉ đau một vài lần trong ngày. Nhưng trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, gần ngày sinh, chúng có thể trở nên phổ biến hơn. Đồng thời cũng xuất hiện liên tục nhiều lần mỗi giờ. Cơn chuyển dạ đau giả giúp làm mỏng và mềm cổ tử cung. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi khi sinh nở mà không cần các biện pháp khởi phát chuyển dạ. 

thai phụ bị co thắt tử cung và nhưng thường không đều
Chuyển dạ đau giả là khi thai phụ bị co thắt tử cung và nhưng thường không đều

Dấu hiệu chuyển dạ giả 

Để nhận biết mình có đang chuyển dạ giả hay không, mẹ bầu hãy dựa vào các dấu hiệu sau: 

  • Các cơn co thắt tử cung không đều và mẹ không thể đoán trước. Ví dụ: thời gian giữa các cơn co thắt tử cung là khoảng 10 phút. Sau đó thì là 6 phút, rồi lại là 8 phút, và cứ vậy tiếp tục. Đây là một dấu hiệu phổ biến của chuyển dạ sắp sinh giả. 
  • Không có các triệu chứng đặc trưng khác của chuyển dạ thật. Chẳng hạn như cơn đau tới dồn dập và mạnh dần, cảm giác vỡ ối,….Hay không xuất hiện dịch nhầy hồng như chuyển dạ thật. 
  • Các cơn co thắt mẹ cảm nhận chỉ tương tự như cơn đau bụng kinh nguyệt. Hoặc chỉ có đau thắt ở vùng bụng và xương chậu. 
  • Khi mẹ thay đổi tư thế, vị trí cơ thể thì cơn co thắt dừng lại hoặc đỡ đau hơn. 

Những triệu chứng chuyển dạ giả này có thể giúp phân biệt đúng chuyển dạ là giả hay thật. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ hoặc muốn đảm bảo an toàn cho bạn và em bé. Tốt nhất hãy luôn liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn thêm. 

Dấu hiệu chuyển dạ giả 
Cơn co thắt giả chỉ giống với đau trong kỳ kinh nguyệt chứ không đau dồn dập

Thế nào là cơn gò chuyển dạ giả – Braxton Hicks? 

Cơn chuyển dạ giả – Braxton Hicks là hiện tượng tử cung co thắt không đều và không có chu kỳ. Cơn gò sẽ thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi. Mẹ lưu ý rằng các cơn gò này không phải là dấu hiệu sắp sinh. Đây chỉ là cách tử cung luyện tập và rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ trước khi sanh. Cơn gò sắp sinh giả có thể gây cảm giác căng chặt, đau nhẹ hoặc chuột rút ở bụng dưới. Thời gian có thể kéo dài từ 30 đến 90 giây cho mỗi cơn. 

Cơn đau giả khi chuyển dạ giả 

Cơn đau khi chuyển dạ giả là cơn đau có biểu hiện khá giống với chuyển dạ thật. Tuy nhiên, chúng không phải là các dấu hiệu sắp sinh thông thường. Cơn đau giả thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, không lặp lại theo chu kỳ. Và có thể yếu đi hoặc mạnh hơn khi mẹ bầu thay đổi tư thế hoặc vận động. Cơn đau giả có thể giúp làm mỏng và mềm cổ tử cung. Từ đó góp phần làm cho cuộc “vượt cạn” sau này diễn ra thuận lợi. 

Mẹ nên để ý đến thời gian giữa các cơn co thắt, vị trí cơn đau. Cũng như mức độ đau, và sự thay đổi của cổ tử cung. Nếu mẹ cảm thấy bị chuột rút bụng và chân, có cảm giác áp lực trong bụng. Hay thậm chí có lực nén lên xương chậu hoặc có dấu hiệu ra dịch âm đạo. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện để khám ngay hiện tượng đau sắp sinh giả của mình.

Cơn đau giả khi chuyển dạ giả 
Cơn đau khi chuyển dạ giả là cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới và xương chậu

Phân biệt chuyển giả thật và chuyển dạ giả 

Để phân biệt chuyển dạ thật và giả, mẹ hãy lưu ý những điểm sau để xác định dễ dàng:

  • Thời điểm bắt đầu – kết thúc: Chuyển dạ đau giả có thể xảy ra từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Cơn đau này có thể biến mất khi mẹ bầu nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoặc thay đổi tư thế. Chuyển dạ thật thường sẽ bắt đầu từ tuần thai kỳ thứ 37 trở đi. Tuy nhiên sẽ không chấm dứt ngay mà cơn gò sẽ ngày càng dồn dập. 
  • Vị trí cơn gò, cơn đau: Chuyển dạ đau giả thường chỉ cảm thấy ở mặt trước của bụng hoặc xương chậu. Chuyển dạ thật thì có thể bắt đầu ở lưng dưới và di chuyển đến trước bụng hoặc ngược lại. 
  • Tần suất: Đối với chuyển dạ đau giả, các cơn co bụng không có quy luật và kéo dài không đồng đều. Chuyển dạ thật thì các cơn co bụng xảy ra theo chu kỳ, mỗi lần từ 30 đến 70 giây. Khi gần sinh em bé, các cơn co bụng sẽ càng liên tục và mạnh hơn. 

Dấu hiệu đặc trưng: Chuyển dạ giả có cơn gò xuất hiện lúc mạnh lúc yếu, không đều đặn, không gây ra sự giãn nở của cổ tử cung. Chuyển dạ thật có cơn gò mạnh, đau, chuột rút với cường độ và tần suất tăng dần, có thể kèm theo ra nhớt hồng, nước ối hoặc máu âm đạo.

Phân biệt chuyển giả thật và chuyển dạ giả 
Chuyển dạ đau giả thường đau lúc mạnh, lúc yếu, và không có chu kỳ

Nguyên nhân của cơn gò chuyển dạ giả 

Nguyên nhân chính xác của cơn co thắt chuyển dạ giai đoạn tiềm thời này vẫn chưa được xác định rõ. Theo các nhà nghiên cứu, một số hoạt động của thai phụ có thể tạo ra tình trạng căng thẳng cho thai nhi, gây ra cơn co thắt. Mục đích của những cơn co thắt này là tăng cường lưu lượng máu đến tử cung. Từ đó cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi trong bụng mẹ. Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến cơn co thắt Braxton Hicks bao gồm: 

  • Mất nước: Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ 2-3 lít nước mỗi ngày. Thiếu nước có thể làm tăng tần suất cơn co thắt chuyển dạ đau giả. 
  • Hoạt động quá mức: Cơn co thắt có thể xuất hiện cuối ngày nếu phụ nữ phải đứng lâu hoặc vận động quá mức. 
  • Hoạt động tình dục: Khoái cảm có thể kích thích sản xuất oxytocin – một hormone làm co cơ, gây cơn co thắt tử cung.
  • Bàng quang đầy: Áp lực từ bàng quang đầy có thể tạo ra cơn co thắt tử cung hoặc chuột rút cho mẹ. 
Nguyên nhân của cơn gò chuyển dạ giả 
Mẹ bầu vận động quá mạnh hoặc quá nhiều có thể sẽ gây ra tình trạng bị đau bụng giả

Cơn gò chuyển dạ giả có nguy hiểm không 

Cơn gò chuyển dạ giả chỉ là hiện tượng tử cung co thắt nhẹ, không có tính chu kỳ. Đây là cách tử cung luyện tập để chuẩn bị trước cho ngày sinh nở. Chính vì vậy mà hiện tượng này hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn nên để ý những dấu hiệu khác biệt giữa cơn gò giả và cơn gò thật. Từ đó mẹ sẽ biết khi nào cần đến bệnh viện và có những biện pháp xử lý phù hợp. 

Cách xử lý khi chuyển dạ giả 

Khi đối mặt với tình trạng chuyển dạ giả, có một số biện pháp mà mẹ có thể thực hiện để giảm nhẹ và kiểm soát tình trạng này: 

  • Thay đổi vị trí và hoạt động: Thay đổi vị trí cơ thể, đi dạo nhẹ, hoặc đứng dậy sẽ giúp cơn co thắt giảm đi. Điều này sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ bụng và giảm áp lực lên tử cung mẹ. 
  • Nghỉ ngơi và ngủ: Nếu đã hoạt động nhiều, mẹ hãy cân nhắc nghỉ ngơi hoặc ngủ trong khoảng thời gian ngắn. Sự thư giãn này có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp và cải thiện tình trạng sức khỏe của mẹ. 
  • Thư giãn bằng nước ấm, nghe nhạc và massage: Tắm nước ấm, lắng nghe nhạc nhẹ, hoặc thực hiện một buổi massage nhẹ cũng có thể giúp cơ thể thư giãn và giảm đi các cơn co thắt. 
  • Uống đủ nước: Mẹ hãy duy trì quá trình hydrat hóa bằng cách uống nhiều nước để tránh mất nước. Sự mất nước cũng là một yếu tố có thể gây ra các cơn co thắt tử cung của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày. 
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe: Nếu mẹ cảm thấy các triệu chứng của cơn co thắt chuyển dạ giả quá mạnh. Thường xuyên xảy ra, kéo dài, hoặc đi kèm với dấu hiệu như ra máu, nước ối hoặc đau bụng,. Lúc này, mẹ nên thăm bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. 
Cách xử lý khi chuyển dạ giả 
Đau bụng giả thường ít nguy hiểm, mẹ hãy uống đủ nước giúp giảm đau nhanh

Khi nào mẹ bầu chuyển dạ đau giả cần gặp bác sĩ?

Mẹ bầu cần gặp bác sĩ khi có hiện tượng chuyển dạ giả nếu có những dấu hiệu sau: 

  • Xuất huyết âm đạo bất thường. 
  • Nước ối bắt đầu rò rỉ hoặc vỡ ối, chảy liên tục. 
  • Cơn đau bụng dữ dội, liên tục đến mức không thể chịu được. 
  • Các cơn co thắt mạnh, dồn dập, cách nhau 5 phút trong một giờ. 
  • Sự chuyển động bất thường của em bé trong bụng mẹ. 

Những dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang có chuyển dạ thật hoặc có nguy cơ sinh non. Vì vậy, tốt nhất là mẹ bầu nên cần được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu bạn không chắc chắn đó là chuyển dạ giả hay thật. Bác sĩ sẽ giúp bạn phân biệt, hướng dẫn cách xử lý khi gặp tình trạng chuyển dạ đau giả.

Khi nào mẹ bầu chuyển dạ đau giả cần gặp bác sĩ?
Nếu thấy cơn đau bụng dữ đội, liên tục, mẹ hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra

Cách phòng ngừa chuyển dạ giả 

Để phòng ngừa đau bụng chuyển dạ giả, mẹ nên làm những điều sau đây để tránh gặp phải hiện tượng khó chịu này: 

  • Uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể mẹ bầu bị mất nước. 
  • Kiểm soát căng thẳng và thực hiện các bài tập thư giãn, hít thở sâu. 
  • Làm việc, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, không được vận động quá sức tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi, nằm nghiêng về bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung. 
  • Mẹ bầu nên tắm, ngâm mình trong bồn nước ấm vừa hoặc tắm vòi sen nước ấm.
Cách phòng ngừa chuyển dạ giả 
Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp mẹ phòng ngừa chuyển dạ đau giả dễ dàng

Lời kết

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thông tin về chuyển dạ giả và cách phân biệt giữa chuyển dạ thật và giả. Qua đó, mẹ cũng có thể nhận thức về sự quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe của mình khi có hiện tượng này. Đối với mẹ bầu, việc tự bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng nhất là mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Rate this post
Chuyên viên tư vấn Dinh dưỡng Phạm Thị Huế đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn online - offline; theo dõi dinh dưỡng - sức khỏe - thực phẩm cho mẹ và bé.

Phạm Thị Huế